Ngành thời trang không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi bền vững, các nhãn hiệu chuyển sang dùng lông thú giả - một tín hiệu tốt cho động vật, nhưng chưa hẳn tốt với môi trường.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_6c59b83af0f24753bb705abf4bfee509~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_1223,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_6c59b83af0f24753bb705abf4bfee509~mv2.jpg)
Tại các AW20 menswear show, Raf Simons đã cho người mẫu đeo muff đan từ lông thú giả thêu vài dòng slogan, stole cao cổ, và áo khoác vai rộng; Dries Van Noten sử dụng khăn choàng bằng lông cáo giả; và trong show đầu tiên của Vetements mà không có Demna xuất hiện chiếc áo khoác vingtage lông giả, dài đến mắt cá chân, nổi bật với màu electric blue và xanh két.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_745c48befe5b4a76ba910a0b3f90cb7a~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_1468,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_745c48befe5b4a76ba910a0b3f90cb7a~mv2.jpg)
Danh sách các thương hiệu sử dụng faux fux ngày một dài. Gucci, Coach, Versace, DKNY, Burberry, Margiela và Prada đều cam kết sẽ bỏ lông thú trong những năm sắp tới. Ngay cả Fendi, một nhà mốt nổi tiếng với lông thú cũng ra mắt bộ cánh lông giả đầu tiên cùng với những bộ thật trên sân catwalk. Ngoài lí do từ cá nhân từ các thương hiệu, Hội đồng Thời trang Anh khuyến khích các nhãn hiệu tham dự Tuần lễ Thời trang Luân Đôn bắt đầu không sử dụng lông thật từ những năm 2018. Cùng lúc đó, PETA cũng tuyên bố chấm dứt các chiến dịch đả kích lông thú trước xu hướng mới của các nhà thiết kế.
Né tránh dùng lông thật không chỉ xuất hiện trong ngành công nghiệp thời trang. Năm 2018, hội đồng Oldham đã cấm bán lông thú trên thị trường của mình. Năm 2019, Islington trở thành hội đồng đầu tiên tại London làm điều tương tự. Từ năm 2023, việc sản xuất và bán lông thú sẽ bị cấm ở California - tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ làm điều này. Các thành phố như LA, San Francisco và West Hollywood đã làm điều tương tự và vào năm 2018, Công đoàn tuyên bố cấm nhập khẩu lông thú vào Vương quốc Anh.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_950441b063524ddc8652754160d93871~mv2.jpg/v1/fill/w_450,h_675,al_c,q_80,enc_auto/8f5c9c_950441b063524ddc8652754160d93871~mv2.jpg)
Với số đông, việc tẩy chay lông thú đang là dấu hiệu tích cực cho động vật, nhưng đối với những người khác, việc chuyển sang các nguyên liệu thay thế như polyester và acrylic đang gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Faux fur được sản xuất theo quy trình tự động, dệt từ các sợi tổng hợp có nguồn gốc chủ yếu là dầu mỏ, khiến người ta lo lắng về áo khoác lông giả bị quăng trong bãi rác và tồn tại ở đó trong ngàn năm tiếp theo. Một vấn đề đáng lo hơn đó là microfibres. Vào năm 2017, 83% mẫu nước máy được lấy từ khắp nơi trên thế giới bị phát hiện nhiễm hạt nhựa. Một nghiên cứu khác trong năm 2018 đã tìm thấy 10 hạt nhựa có trong mỗi lít trong nước đóng chai. Với ước tính 1,4 nghìn tỷ microfibres trôi nổi trong đại dương ngay bây giờ, không chỉ có con người không chỉ ăn phải nhựa, cá và sinh vật biển khác cũng vậy,
Ngành công nghiệp lông thú đã nương theo những báo cáo trên và tiến hành kết tội lông thú giả đang là một tai họa nhựa trên môi trường và khẳng định lông thú thật là lựa chọn tự nhiên và bền vững duy nhất. Mark Oaten, cựu nghị sĩ LibDem và hiện là CEO của International Fur Federation (IFF), cũng bày tỏ mối quan ngại trong cuộc phỏng vấn với WWD. "Có rất nhiều cuộc tranh luận về lông thú giả. Đối với tôi, việc bạn sử dụng một sản phẩm chứa đầy hóa chất và nhựa thật vô nghĩa trong khi ta luôn có các mặt hàng thời trang tự nhiên và có thể phân hủy sinh học."
Để ủng hộ lập trường công khai của Oaten, IFF đã phát động một chiến dịch toàn cầu vào năm 2018 để phơi bày những thiệt hại môi trường gây ra bởi lông giả bằng nhựa. Rất nhiều nghiên cứu đã ủng hộ họ. Một báo cáo được ủy quyền bởi Liên đoàn Thương mại Lông Quốc tế năm 2o12, cho rằng sản xuất áo khoác lông giả tiêu tốn nhiều năng lượng không tái tạo, gây ra những tác động tiềm ẩn gây nóng lên toàn cầu và nguy cơ ảnh hưởng độc tính sinh thái cao hơn. Một báo cáo khác được tài trợ bởi Fur Europe, phát hiện ra rằng lông sinh học phân hủy nhanh hơn lông giả. Tuy nhiên, giống như một nghiên cứu được tài trợ bởi Philip Morris cho rằng hút thuốc là tốt cho sức khỏe, tất cả các nghiên cứu nên được tiếp nhận một cách trực quan, không thiên vị.
Trong danh sách của IFF về 'những nguy hiểm chết người' từ lông giả, họ chỉ ra rằng lông giả được sản xuất từ các hóa chất có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, họ không hề cập đến nhiều hóa chất được sử dụng trong quá trình xử lý lông thật, bao gồm axit formic, hydrochloric và sulfuric, ammonia, formaldehyd và chì acetate, tất cả đều hoặc có thể gây độc hại.
Không có gì ngạc nhiên khi trong cuộc tranh luận lông thật so với giả, cứ mỗi nghiên cứu tốt về lông thú, sẽ có một nghiên cứu phản bác lại, chỉ ra mọi thứ từ nguyên liệu không bền vững cần để tạo ra 1kg lông chồn (hay 11 con chồn), và cách các ngành công nghiệp cộng thêm gần 1.000 tấn phốt pho vào môi trường mỗi năm.
Nhưng cũng như các ngành công nghiệp lông thú đang đổ tiền vào các nghiên cứu ủng hộ lông thú, những nghiên cứu phản đối cũng được tài trợ bởi các tổ chức bảo vệ động vật, khiến mọi người có cảm giác rằng họ biết không tin vào ai. Tuy nhiên, các hiệp hội người tiêu dùng ở các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và Anh có xu hướng nghe theo các tuyên bố của ngành công nghiệp lông thú, với lập luận chỉ đơn giản là không có đủ dữ liệu thực nghiệm để hỗ trợ.
Người thật sự thua cuộc trong cuộc tranh luận về sinh thái chính là động vật. Hơn cả những lo ngại về môi trường, sự tồn tại của chúng thường là lý do để mọi người tẩy chay lông thú thật. Vì vậy, những người không bao giờ mặc lông thật sẽ hỏi tại sao họ phải lo lắng trước lông thay thế? Đặc biệt là khi họ có thể có một tủ quần áo đầy đủ các chất tổng hợp ở dạng quần legging, đồ lót, áo phông, váy và hầu hết các sản phẩm may mặc khác ở bất kỳ cửa hàng trên phố nào.
"Hiện tại, lông thú giả có nguồn gốc sinh học nhất trên thị trường (KOBA) được sản xuất chỉ với 37% nguyên liệu sinh học, phần còn lại là polyester tái chế hoặc chỉ polyester polyester" - Kim Canter, CEO của nhãn hiệu lông thú giả House of Fluff.
"Mặc dù chúng tôi nhận thức được tác động của lông thú giả lên môi trường nhưng thật ngạc nhiên khi thấy cường độ của các cuộc tranh luận, bởi chúng tôi chỉ là một ngách nhỏ, ít sử dụng các vật liệu gốc động vật." theo Chuyên gia nói rằng Arnaud Brunois, giám đốc truyền thông của EcoPel, công ty Pháp đã tạo ra KOBA, bộ lông giả dựa trên cơ sở sinh học đầu tiên. "Chiến dịch phỉ báng từ các tín đồ lông thú đã tạo ra một cuộc trò chuyện rất độc hại, vì tất cả các sợi dệt đều có vấn đề riêng không trừ gì lông thú giả."
Kym Canter, CEO của House of Fluff, một thương hiệu lông thú với nhiều tín đồ, đã xuất hiện trên trang bìa của Elle và InStyle, được khoác lên bởi người mẫu Drew Barrymore, Sarah Harris và Oprah, cho rằng "Việc xoay chuyển cuộc trò chuyện và đưa nó ra khỏi phạm trù quyền động vật và đổi mới thương hiệu sang sử dụng các chất liệu thay thế lông tự nhiên là một động thái cực kỳ thông minh."
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_6d97fa165fae4c60a60a838220696cf8~mv2.jpg/v1/fill/w_467,h_701,al_c,q_80,enc_auto/8f5c9c_6d97fa165fae4c60a60a838220696cf8~mv2.jpg)
Những người như EcoPel và House of Fluff không phủ nhận việc họ sử dụng nhựa nhưng sự đổi mới để hướng tới những lựa chọn thay thế bền vững hơn. "Năm nay, chúng tôi đã cho ra mắt một bộ lông giả làm từ 100% nhựa tái chế. Nó được làm từ ống hút và chai cũ nung chảy, biến thành sợi và dệt lại." Thương hiệu này cũng sử dụng Tencel, một loại sợi cellulose để lót và tái chế các sợi thừa thành Scrappies.
Cũng như EcoPel, Canter hiện đang nghiên cứu một loại lông gốc sinh học được làm từ tất cả các nguyên liệu tự nhiên để có thể bền vững hơn. "Hiện tại, loại lông thú giả có nguồn gốc sinh học nhất trên thị trường (KOBA) chỉ sản xuất từ 37% nguyên liệu sinh học, và phần còn lại là từ polyester tái chế hoặc chỉ polyester. Và vì vậy, chúng tôi chỉ cố gắng cải thiện số lượng sợi dệt sinh học và hy vọng đạt tới 100% toàn diện." Canter hy vọng sẽ mang lông thú sinh học để phục vụ thị trường cho AW20. Nhưng cho đến lúc đó, những người thuần chay, chống nhựa sẽ làm gì?
Lông cổ điển là điều tuyệt vời trong lý thuyết - nó đã và đang tồn tại, không dùng thêm bất kỳ tài nguyên nào, và chi phí sản xuất rẻ hơn. Nhưng trong thực tế, nó chưa có thể thành trang phục thông dụng. "Tôi không thể mặc áo lông thú khi nó cứ làm tôi ngứa ngáy liên tục." Clotilde chia sẻ. Trong khi đó, Vvienne lại sợ bị kỳ thị khi mặc áo lông thú.
Nếu bạn không hợp lông thú cổ điển, hãy chọn lông giả vì nó không tệ hơn các loại polyester hoặc acrylic khác treo trong tủ quần áo của bạn, và mua nó secondhand để góp phần vào môi trường bền vững. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy sợ nhựa, bạn có thể phải đặt cược vào những đổi mới lông sinh học và chờ đợi thế hệ faux fur tiếp theo.
Tổng hợp
Comments