top of page

Liệu ngành công nghiệp Thời trang có thể loại bỏ hoàn toàn Carbon?

Updated: May 4, 2020



Burberry, Gucci, và Gabriela Hearst đang là những cái tên tiên phong trong phong trào #CacbonNeutral (đền bù tác động khí hậu trong suốt quá trình sản xuất - cung ứng):

  • Burberry công bố mục tiêu giảm thải cacbon vào tháng 6 vừa rồi, theo sau đó là Spring/Summer 2020 “đã được kiểm chứng là carbon neutral.”

  • Gucci thông báo trên tài khoản IG rằng hãng sẽ trung hòa hoàn toàn lượng cacbon vào cuối tháng 9 này – từ hoạt động vận hành in-house cho đến các nhà cung cấp thuê ngoài.

  • Nhãn hàng bền vững cao cấp Gabriela Hearst đã xác nhận show diễn Spring/Summer của họ cũng được chứng nhận cacbon neutral.

Đây là số ít những thương hiệu thời trang tiên phong cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide song song với việc sản xuất hàng may mặc và sáng tạo nên những show diễn đỉnh cao theo từng mùa. Dù tin đồn "thời trang là là ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ hai trong thế giới" đã bị debunk, đây vẫn là nhóm đóng góp khoảng 10% lượng khí thải toàn cầu do chuỗi cung ứng dài và công tác sản xuất tốn nhiều năng lượng (theo United Nations Framework Convention on Climate Change).


Nhưng nếu muốn 100% minh bạch và xử lí khí carbon một cách có trách nhiệm là "ngừng tất cả hoạt động kinh doanh" - theo lời của Marco Bizzarri, CEO của Gucci. Vì vậy, mục tiêu của các thương hiệu chỉ sẽ dừng lại ở mức trung hòa/bù đắp lượng cacbon thải ra, chứ chưa thể loại bỏ hoàn toàn carbon.


Một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi của "cacbon neutral" là: trạng thái lượng khí thải carbon ròng bằng 0 nhờ cắt giảm lượng khí thải và bù đắp lượng cacbon tạo ra bằngnăng lượng tái tạo và / hoặc cân bằng cacbon (cacbon offset). Nói về "carbon offset" Akshat Rathi trình bày với Quartz rằng "nếu anh không còn cách nào khác ngoài việc đốt nhiên liệu hóa thạch thì hãy trả tiền cho người khác để ngăn chặn lượng khí thải tương đương được thải vào khí quyển."


Hoạt động bù trừ này thường được vận hành dưới các dự án giảm thải lớn hoạt động song song cạnh hoạt động chính của công ty. "Các dự án như trang trại gió, hỗ trợ điện khí hóa các trạm dừng xe, trồng cây hoặc bảo tồn rừng là những dự án bù đắp carbon phổ biến" theo Carbonfund Foundation. Bằng cách tài trợ cho những dự án này, các thương hiệu thời trang hoàn toàn có thể trung hòa được lượng carbon họ thải ra và mang danh hiệu thân thiện môi trường, đồng thời vẫn trơn chu sản xuất hàng may mặc, phụ kiện, và triển khai các sàn diễn thời trang.



Gucci tiết lộ rằng đối với mỗi đơn vị carbon mà họ không thể loại bỏ khỏi hoạt động của mình và của nhà cung cấp, họ sẽ mua tín dụng cân bằng carbon từ REDD + - nhà tiên phong quốc tế hỗ trợ các dự án bảo tồn rừng ở những nước đang phát triển. Các khoản tín dụng bù đắp carbon từ REDD + "đại diện với một tấn carbon dioxide (CO2e) được cắt giảm", cho phép phát triển các quốc gia đang phát triển bảo tồn bền vững rừng của họ.


Vì vậy, vấn đề đối với ngành thời trang và "carbon neutral" sẽ không nằm ở định nghĩa chính xác của nó, mà là tìm cách đạt được nó với bất kỳ phương pháp nào. Đây không phải là một kỳ tích nhỏ , Emily Farra của Vogue lưu ý rằng rất khó để xác định carbon footprint trong các buổi trình diễn thời trang. Và không chỉ dừng lại ở tuần lễ thời trang, chúng ta khó có thể theo dõi lượng khí thải do sản xuất và buôn bán sản phẩm của một thương hiệu thời trang. Lí do là vì Chuỗi cung ứng hàng may mặc và giày dép rất phức tạp vì xu hướng/thông lệ chung của các hãng thời trang là tồn tại những lỗ hổng không có giấy tờ khi các nhà cung cấp của nhãn hàng phụ thuộc vào các nhà thầu phụ, theo chia sẻ của Elizabeth Sevran đến từ Fast Co..


Sevran nói rõ rằng "Khi vài thương hiệu bắt đầu truy lùng lượng cacbon họ tạo ra trong quá trình vận hành, một số hãng khác sẽ liên kết và làm việc với các nhà máy chế biến và nguyên vật liệu đầu vào." Tức là mỗi thương hiệu sẽ có cách đo lường khí thải riêng, "vài thương hiệu bắt đầu truy ngược lại từng cửa hàng và văn phòng, và những thương hiệu khác tìm dấu vết cacbon tại các đối tác gia công và nguyên vật liệu thô của họ". Kết quả là không có cách thức chung để xác định đúng lượng cacbon thải ra để có phương án bù đắp thích hợp.


Trong khi các nhà cung cấp dịch vụ bù đắp cacbon như Less Emissions và CarbonZero nói rằng sử dụng các phương pháp nghiêm ngặt để theo dõi từng dự án của mình, những kết quả kiểm toán và chứng nhận bởi bên thứ ba khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ, theo CBC.


Kate Ervine, giáo sư nghiên cứu phát triển quốc tế tại Đại học St. Mary ở Halifax, người đã nghiên cứu về sự bù trừ carbon cho biết: "Họ dùng nhiều phỏng đoán trong quá trình tính khối lượng bù trừ". Gucci không phủ nhận điều đó: "Theo dõi từng tác động của Chuỗi cung ứng không hề dễ dàng như đo lường tác động trực tiếp của chúng tôi", cho dù Gucci đang "đang sử dụng nhiều mô hình toán học từ các trường đại học khác nhau" và áp dụng tiêu chuẩn của Greenhouse Gas Protocol để tính lượng carbon của họ.


Dù đây là những bước đầu gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác, phương pháp bù trừ carbon này mới chỉ là một mảnh ghép nhỏ cho giải pháp, buộc các thương hiệu thời trang phải tiếp tục đổi mới để ngăn chặn carbon ngay từ những bước đầu tiên.


Tổng hợp

Commenti


Post: Blog2_Post
bottom of page