Câu chuyện kì lạ về cuộc chiến toàn cầu giữa 2 khổ giấy A4 và Letter
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_ea433aa6c28b423ab307f0d90faa43bf~mv2_d_3000_2000_s_2.jpeg/v1/fill/w_980,h_653,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_ea433aa6c28b423ab307f0d90faa43bf~mv2_d_3000_2000_s_2.jpeg)
Giấy ở kích cỡ nào đều dễ bị vò nát, gấp, có thể in và viết đủ thứ lên. Một tờ giấy có thể làm tất cả. Nhưng không phải ai cũng xài chung 1 kích thước.
Anh em Châu Á khi mới đến Mỹ du học thường tá hỏa rằng người ở đây không sử dụng khổ giấy A4. Bài luận đại học đầu tiên của cậu bạn Nam Định của tôi bị cắt phần đầu và phần cuối khi chui ra khỏi máy in. Những ngày đầu shock văn hóa khiến cộng đồng Châu Á hốt hoảng, phải in tới in lui nhiều lần, làm họ hoang tưởng rằng rằng họ sẽ không nộp kịp deadline, bị đuổi học, phải rời khỏi Mỹ khi mới đạt được 01 mục tiêu duy nhất: Không (hoặc chưa kịp) béo lên.
Khổ giấy phổ biến nhất trên thế giới là A4. Ai cũng có thể đã gặp tờ giấy A4 trong đời. Định dạng 210mm x 297mm có trong mọi tài liệu, báo cáo và sách giáo khoa. Toàn bộ lịch sử loài người được ghi lại trên bề mặt nó - điều không phải bất cứ văn phòng phẩm nào có thể làm được.
Trừ khi bạn sống ở Bắc Mỹ. Nếu vậy có thể bạn chưa bao giờ trải nghiệm đến A4. Bạn sẽ quen thuộc hơn với giấy có kích thước ‘letter', khung hơi mập, ngắn hơn và cũng kém gợi cảm hơn nhiều.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_754c59cff043458fb2ae24de01eae234~mv2.jpg/v1/fill/w_564,h_564,al_c,q_80,enc_auto/8f5c9c_754c59cff043458fb2ae24de01eae234~mv2.jpg)
USA (tạm gọi Bắc Mỹ là USA nhé) hông thích ai đó mansplaining họ chuyện giấy tờ. Khi các khổ giấy A0, A1, A2,.. (tạm gọi là A series) được sử dụng toàn cầu trong suốt thế kỷ 20, USA vẫn mắc kẹt với hệ thống của riêng họ. Chuyện này bắt đầu từ giữa WW2 và Chiến tranh Lạnh, tức là thời điểm ‘Nước Mỹ thượng đẳng' - Sao những đám người kia dám tẩy não chúng tôi với đống tài liệu cân đối của họ! Chủ nghĩa tự tôn dân tộc này cũng là lý do USA không áp dụng hệ thống đo lường.
Năm 1992, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ đã xác định các kích cỡ chính thức của ‘letter’ và 'legal'. Từ đó kết thúc cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ về việc liệu Hoa Kỳ có nên chuyển sang A-series hay không. Nhờ chủ nghĩa dân tộc lành mạnh của USA mà đến tận năm 2019 con người vẫn bị mắc kẹt với hai tiêu chuẩn giấy khác nhau: Một cho USA và một cho phần còn lại của thế giới.
Kích thước giấy sẽ được xác định bởi các cơ quan tiêu chuẩn. Đây là những công ty sẽ chăm chỉ quyết định cách thức đúng đắn mà mọi việc nên tuân theo. Họ đảm nhiệm việc đưa ra câu trả lời quan trọng như cách viết tắt tên quốc gia là gì? (ISO 3166), làm thế nào để chuẩn bị sản phẩm thực phẩm một cách an toàn? (ISO 22000), và những thông số kỹ thuật lý tưởng của xe lăn là gì? (ISO 7176).
Các số ở cuối đề cập đến giao thức protocol và ISO là viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. 164 quốc gia đã là thành viên của NGO toàn cầu, và đây là tiêu chuẩn vàng theo như các cơ quan tiêu chuẩn.
ISO 216 là tiêu chuẩn chỉ định kích thước của loại giấy A series. Giấy khổ A bắt đầu từ A0 và nhỏ dần xuống A8. Một phần của cách chia này là tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của mỗi khổ giấy luôn là √2: 1. Điều này mang điểm độc đáo cho A series là khi gấp tờ giấy theo chiều rộng, nửa tờ giấy đó sẽ mang tỷ lệ khung hình giống như bản gốc. Tức là nếu bạn gấp đôi tờ giấy lại, bạn có thể đặt hai nửa tở giấy đó lên tờ giấy có kích thước gốc. Cơ bản thì dân làm giấy gọi đây là witchcraft.
Kích thước giấy của USA không thiết kế theo công thức toán học. Theo Hiệp hội Giấy và Rừng Hoa Kỳ, kích cỡ giấy Mỹ là kết quả của quá trình công nghiệp hóa. Giấy từng được làm thủ công và đóng vào khuôn có kích cỡ 44" x 17". Sau đó khuôn này được chia 4 mảnh 8.5" x 11" để tạo ra cỡ giấy ‘letter’.
Người Mỹ không phải là người duy nhất dùng kích cỡ khác người. Từ thời xa xưa, giấy miễn phí cho tất cả. Các quốc gia tạo nên các quy tắc và thực hành in ấn của riêng họ. Vương quốc Anh đã đặt tên hoàng gia cho giấy (Kings, Dukes, cho đến Foolscap), người Pháp đặt tên giấy theo tên của người chế tạo chúng (Roberto, Cloche và Jesus).
Chỉ khi đến năm 1922, tổ chức tiêu chuẩn DIN của Đức tiêu chuẩn hóa loại giấy DIN 476 (tiền đề phát triển nên ISO 216) được tạo ra bởi Tiến sĩ Walter Porstmann để tăng hiệu quả sản xuất đồ nội thất văn phòng. Các nhà sản xuất bàn cần biết kích thước của tờ giấy được sử dụng trên bàn. Nhờ vậy thời đó ngành công nghiệp đồ nội thất Đức phát triển mạnh.
Khi WW2 kết thúc, thế giới phương Tây phải tái cấu trúc lại châu Âu. Nhiều tòa nhà và cơ sở hạ tầng cần được các nước chung tay xây dựng lại. ISO được hình thành vào năm 1947 trên tiền đề này. Nếu các quốc gia cùng đồng tình với các phép đo và tiêu chuẩn xây dựng, thì toàn bộ các công trình sẽ được thực thi dễ dàng hơn.
DIN 476 đã giúp ngành công nghiệp Đức gặt hái nhiều thành công đến nỗi ISO quyết định biến nó thành tiêu chuẩn giấy toàn cầu. Nhờ DIN 476, việc chia sẻ tài liệu giữa các quốc gia trong quá trình tái thiết trở nên dễ dàng. Đến thế kỷ 20, ISO 216 đã được áp dụng trên toàn thế giới, không chỉ ở Châu Âu. Fan của loại giấy này là những người đánh giá cao sự đơn giản và thiết kế tiêu chuẩn trên khắp châu Á, châu Phi và Úc. Ngoại trừ Hoa Kỳ.
Đất nước tự do vốn đã có mẫu giấy riêng. Năm 1921, chính phủ họ đưa ra quyết định kì dị là thành lập hai ủy ban riêng để xác định kích cỡ giấy. Hội nghị Thường trực về In ấn đã thiết lập 8" x 10,5" theo tiêu chuẩn của chính phủ Hoa Kỳ. Cùng năm đó, Ủy ban về Đơn giản hóa Kích thước Giấy lại đưa ra kích thức 8,5" x 11". Phải đến nửa thế kỷ sau, Tổng thống Reagan mới chấm dứt sự nhầm lẫn bằng cách tuyên bố 8,5 "x 11" là khổ giấy chính thức của chính phủ. Sau đó vào năm 1992, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ đặt tên cho tiêu chuẩn này là ANSI / ASME Y14.1, tương ứng với khổ giấy ’letter' và 'legal'.
Một trong những lý do khiến USA không áp dụng A series có thể là do lập trường cô lập. Trong Thế kỷ 20, đất nước này đã khá bảo thủ đối với chính sách đối ngoại. Tại thời điểm Trân Châu Cảng, nó không muốn tham gia vào WW2. Nền kinh tế lớn cho phép nó đủ tự chủ để không phụ thuộc vào ngoại thương. Vì Hoa Kỳ không bị thiệt hại về cơ sở hạ tầng trong WW2, nên nó không cần điều chỉnh các tiêu chuẩn của mình để xây dựng lại đất nước.
Sau đó là trận chiến văn hóa sau chiến tranh. USA và Liên Xô Nga bị thế giới nhìn như 2 siêu đối thủ không thể chấp nhận Chủ nghĩa tư bản hay Chủ nghĩa Cộng sản của đối phương. Cuộc chiến địa-chính trị nổ ra khi mỗi quốc gia cố gắng truyền bá các giá trị của nó trên khắp thế giới. Những thứ như hệ thống số liệu và kích cỡ giấy tuy không liên quan gì đến chính trị nhưng chúng được dùng là dấu hiệu nhận biết văn hóa của mỗi quốc gia. Sau khi thua Việt Nam, Hoa Kỳ không thể chấp nhận việc đầu hàng và áp dụng tiêu chuẩn giấy đối thủ
Quay lại hiện tại, khổ giấy 'letter' vẫn mang cái gì đó đặc biệt. Nó nhỏ gọn hơn A4 và kích thước ngắn ngủn tuy sai trái nhưng lại khá dễ thương. Nhưng điều buồn cười là, mọi người cũng không phải cần nghĩ quá nhiều về khổ giấy khi tất cả đã được kỹ thuật số hóa. Thật may khi chưa có chiến tranh về tỷ lệ màn hình bao giờ.
Vấn đề in ấn tài liệu đại học của anh em Châu Á mới qua đất Mỹ giờ đây chỉ là một câu chuyện hài hước, là một lời nhắc nhở về trận chiến ý thức hệ đã bị lãng quên khi thế giới hướng tới toàn cầu hóa và sự thống trị của các tập đoàn đa quốc gia.
Comments