![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_6594b3754fae47ed9a050fd58b4f8151~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_551,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_6594b3754fae47ed9a050fd58b4f8151~mv2.jpg)
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Satoshi (12/10/1963 – 24/08/2010) hãy cùng điểm lại cuộc đời và hành trình nghệ thuật ông - một trong những cây đại thụ trong thế giới anime, với Perfect Blue, Millennium Actress, Tokyo Godfathers và Paprika.
Không có nhiều nhà làm phim có thể xoáy sâu vào hiện thực một cách quyến rũ như Satoshi Kon. Nhà làm phim người Nhật Bản, đã qua đời cách đây 10 năm vì căn bệnh ung thư tuyến tụy ở tuổi 46, là một trong những nhà sáng tạo anime đáng kính trọng nhất, được đặt ngang hàng với những huyền thoại như Hayao Miyazaki và Katsuhiro Otomo.
Với một sự quan tâm, thích thú đến các chiều không gian, mạng lưới xã hội và bản chất của truyền thông đại chúng, với những tác phẩm có thể đặt ngang hàng với David Cronenberg hay Olivier Assayas, Kon là một bậc thầy điện ảnh có 1-0-2.
Xóa nhòa ranh giới giữa vai diễn thường ngày và bản sắc thật, sự mập mờ giữa thực và ảo, giữa ảo ảnh và vật chất, những tác phẩm của Kon đã vượt qua những câu chuyện anime thông thường. Ông có cách tiếp cận với hoạt hình tương tự như cách làm của các nhà làm phim live-action gạo cội như David Lynch, Terry Gilliam và Alfred Hitchcock, để rồi tự phát triển phong cách làm phim thử nghiệm của riêng mình - đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều cảnh overlap và jump cut. Kể chuyện bằng thủ thuật camera, các câu chuyện của Kon cứ lần lượt đan vào nhau một cách vô định hình, tương tự những giấc mơ. Người xem có thể không lạ gì khi những kỹ thuật, đôi khi nhuốm màu bạo lực, vẽ lên được sự suy sụp tâm lý của nhân vật (Perfect Blue), hoặc chỉ nhẹ nhàng chạm vào nhau như một mảng hồi ức (Millennium Actress).
So với cách xây dựng thế giới mộng tưởng với mảng đồi xanh mướt cùng bầu trời trong veo của nhà làm phim đương đại Miyazaki, thế giới của Kon lại hướng về nội tại, đi sâu vào những tổn thương tâm lý của các người nghệ sĩ, khiến họ không cần phân biệt được thật và ảo. Lí giải về sự quan tâm của Kon đến các nhân vật nữ hấp dẫn, một phần là do Kon thích manga shojo, như Whisper of the Heart (sau này được Studio Ghibli chuyển thể thành anime) mà Sharalyn Orbaugh đã miêu tả là “lưỡng lự, lanh lợi, hoạt bát”, với những hành động có "một chút bối rối, dễ bị tổn thương một cách vô cùng quyến rũ". Nhưng Kon không miêu tả các nhân vật chính ông về những giá trị bên ngoài: việc sử dụng ánh nhìn đăm đăm, công khai đến khó chịu đã bộc lộ thật mạnh những ý thức xã hội (social consciousness) - những tác phẩm của ông như Perfect Blue, Tokyo Godfathers, Paranoia Agent, không chỉ phát triển từ những vấn đề xã hội đương đại mà còn phê phán nặng nề xã hội của Nhật Bản.
Gần một thập kỷ sau khi ông qua đời, Kon được tổ chức lễ truy điệu bởi Annie Awards, một buổi lễ hàng năm ở Los Angeles dành riêng cho hoạt hình. Ông đã nhận được Giải thưởng Winsor McCay - “một trong những danh hiệu cao quý nhất được trao cho cá nhân trong ngành phim hoạt hình để ghi nhận đóng góp cho nghệ thuật hoạt hình.” Những truyền nhân của giải thưởng là có thể kể đến là Mamoru Oshii với Ghost in the Shell, Osamu Tezuka - cha đỡ đầu của manga và Walt Disney.
Trái ngược với tuổi nghề ngắn ngủi, Kon đã tạo ra một vũ trụ mới. Để kỉ niệm mười (một) năm kể từ ngày ông ra đi, hãy cùng điểm lại những di sản Kon đã để lại qua 4 tác phẩm kinh điển, thay đổi cục diện ngành điện ảnh hoạt hình.
PERFECT BLUE (1997)
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_ed6ea5a980a64e5a866506c7daf01a9d~mv2.jpeg/v1/fill/w_980,h_527,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_ed6ea5a980a64e5a866506c7daf01a9d~mv2.jpeg)
Perfect Blue thách thức nhận thức, thế giới quan, bản tính con người, thị dâm (voyeurism) và biểu diễn ngay từ những phút mở đầu. Trước cả khi credit mở đầu, ‘camera’ tập trung vào một nhóm người với trang phục màu mè như Gundam, và từ từ lùi về sau để thấy rằng đây là một buổi biểu diễn của nhóm nhạc pop Cham. Khi họ dần dần bước ra sân khấu, máy quay chiếu xuống khán giả - tất cả đều là nam giới, và tên phim hiện khung hình, và cảnh chuyển ngay qua hình ảnh nữ idol chính Mima ngồi trên tàu điện, đối diện với hình ảnh phản chiếu của chính mình.
Chỉ trong vài phút, Kon trình bày nhiều vấn đề mà người xem không chắc nó là thật hay ảo. Như Susan Napier từng viết trong tiểu luận Performance, the Gaze, and the Female in the Works of Kon Satoshi: “Không thể tin tưởng vào nhận thức về thực tế khi đối diện với những hình ảnh được thiết lập chỉ để không trở thành hiện thực, đặc biệt khi bộ phim đẩy cảm xúc tâm lý lên đến đỉnh điểm." Xuyên suốt bộ phim, Kon "đánh lừa" khán giả với những sự việc thật đến trần trụi, nhưng chỉ ra trên set sân khấu."
Hầu hết những cảnh phim không nói nhiều về những gì đang thực tế diễn ra, mà nói về những gì đang diễn ra trong thế giới riêng Mima. Trong phân cảnh khi Mima phát hiện ra tài khoản của một người hâm mộ đang ám ảnh về mình, cô đã thốt lên, “Bạn là ai?” và phim đột ngột chuyển cảnh, cô đang nói cùng một câu trên trường quay bộ phim kinh dị tội phạm, Double Bind. Chính những cú chuyển cảnh đột ngột đã khiến nhận thức về không gian của người xem bị mất ổn định: Chúng ta không chỉ bắt đầu hoài nghi về nhận thức của nhân vật chính mà còn của chính mình (Kon gọi đây là "trompe l'œil", một kỹ thuật từ Pháp có nghĩa là ' đánh lừa con mắt'). Khi thế giới tâm lý của Mima bị xáo trộn, đó chính là lúc Kon đánh lừa khán giả. Những gì ban đầu xuất hiện như là "thực" được tiết lộ dưới dạng ảo giác, giấc mơ hoặc dự báo hoang tưởng, khiến bạn càng thêm nghi ngờ về sự hiện diện của thực tế.
MILLENNIUM ACTRESS (2001)
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_786f0aaf699d4549a3c1144cba33be41~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_551,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_786f0aaf699d4549a3c1144cba33be41~mv2.jpg)
Millennial Actress có thể được xem là một bản sao của Perfect Blue. Cũng có sự xuất hiện của nữ diễn viên, người hâm mộ ám ảnh và sự lẫn lộn giữa thực tế và ảo giác, Millennium Actress lột tả góc nhìn bị ảnh hưởng bởi bệnh lý của 1 người trước đây được nhìn nhận dưới ánh nhìn thanh lịch và thăng hoa, một lời ca tụng cho thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Nhật Bản, được kể qua cuộc đời của một nữ diễn viên hư cấu, Chiyoko. Câu chuyện của cô được hé lộ qua những chuỗi cảnh đẹp như mơ qua công việc của cô.
Được miêu tả như "lá thư tình gửi đến điện ảnh Nhật Bản giai đoạn sau WW2, gửi đến những bản trường ca về samurai, những bộ drama lấy bối cảnh gia đình thành thị, đến cả Godzilla" bởi New York Times, Millennium Actress có tất cả những tinh túy trong phong cách thử nghiệm của Perfect Blue. Mở đầu bằng một cảnh ngoài không gian, rồi máy ảnh dần lùi lại để lộ ra một trường quay. Tuy nhiên, không mang những cảnh quay tạo cảm giác mất phương hướng và bạo lực sản phẩm trước đó, Millennium Actress như một tấm thảm dày đan xen các cảnh quay một cách lộn xộn, không bị ràng buộc bởi bất cứ trình tự thời gian nào. Nữ nhân vật Chiyoko bước vào và ra khỏi từng thời kỳ phim ảnh, không chỉ kể về lịch sử cá nhân của cô mà còn lịch sử của chính nền điện ảnh Nhật Bản.
Chỉ với hình ảnh biểu tượng là một chiếc chìa khóa - Kon đã mở ra quá khứ mang tính cá nhân và của cả quốc gia. Trong những cảnh phim, người xem chứng kiến những nét chấm phá trong lịch sử Nhật Bản đầu thế kỷ 20: Chế độ đô hộ của Nhật Bản ở Mãn Châu, sự trỗi dậy sau đó của chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa Mác, cũng như cuộc đàn áp theo sau. Bằng việc miêu tả những giai đoạn lịch sử mà cho đến nay, các đạo diễn cũng hiếm khi được nhắc đến, Kon đã thể hiện ý thức xã hội của ông và cả niềm tin rằng bằng việc nhìn nhận quá khứ, bạn có thể làm tương lai tươi sáng hơn.
TOKYO GODFATHERS (2003)
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_617cc9a0cb38445eb1a378b438c18a40~mv2.jpg/v1/fill/w_860,h_460,al_c,q_85,enc_auto/8f5c9c_617cc9a0cb38445eb1a378b438c18a40~mv2.jpg)
Tokyo Godfathers lại là tác phẩm tuyến tính hơn và mang đậm chủ nghĩa hiện thực. Bộ phim diễn ra trong một đêm Giáng sinh và theo chân một nhóm những người vô gia cư: người chú trung niên, nghiện rượu Gin, một cô gái trốn nhà tên Miyuki và người phụ nữ chuyển giới Hana, 03 người phát hiện ra một đứa trẻ trong đống rác ở Tokyo.
Giống như các bộ phim khác của Kon, Tokyo Godfathers mở đầu bằng một cảnh phim lồng trong một cảnh phim khác. Chỉ là lần này, cảnh phim đó lại là một thực tế lý tưởng khác xa với cuộc sống hiện tại của các nhân vật chính. Chúng ta được thấy một nhóm trẻ em cùng hát mừng Giáng sinh, và (như những gì chúng ta được biết về Kon) cảnh quay được mở rộng và tiết lộ đó là bối cảnh sân khấu, một vở kịch giáng sinh tại một gian bếp.
Không đề cập đến những mặt tối của truyền thông, fan cuồng hay các công nghệ trong tương lai, Tokyo Godfathers chú trọng vào bản sắc và những định kiến vội vàng đã hạn chế tình cảm và nhận thức của con người. Kon thản nhiên dẫn dắt người xem theo chân những đối tượng quen thuộc với cuộc sống thực vốn hiếm được khắc họa trong phim, giúp ta khám phá ra sự thật đằng sau những nhân vật này, những hành vi và quá khứ của họ.
Trong phim, Kon đã thách thức những hiểu biết mang tính cấu trúc xã hội về gia đình hạt nhân, để ủng hộ một ý tưởng con người có quyền "chọn" nơi họ thuộc về. Hana đóng vai trò ‘vợ’ của Gin và ‘mẹ’ của đứa bé bị bỏ rơi mà cô đặt tên là Kiyoko, và Miyuki nhận vai 'chị gái'. Khi bộ tứ cuối cùng cũng tìm ra người mà họ tin là mẹ ruột của đứa bé, thì mọi chuyện lại như một trò đùa, khiến chúng ta hoài nghi về những quy tắc vốn có về những gì tạo nên một 'gia đình'.
Sắc thái cảm xúc kết hợp với gốc truyện mang tính hiện thực cao khiến Tokyo Godfathers khác biệt với các tác phẩm khác của Kon. Cốt truyện mang chủ nghĩa tân cổ điển được pha trộn khéo léo với chút phép màu thời hiện đại khiến nó trở thành một nét chấm phá phong phú và đầy thỏa mãn trong ngôn ngữ điện ảnh của ông.
PAPRIKA (2006)
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_11697e9c3b624cef8db710cd8206ab11~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_551,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_11697e9c3b624cef8db710cd8206ab11~mv2.jpg)
Paprika, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1993 của Yasutaka Tsutsui, đánh dấu sự trở lại và phát triển của Kon về chủ đề thực và ảo, hư cấu và phi hư cấu, trí tưởng tượng và ký ức, cũng như những ranh giới mờ ảo giữa chúng. Kon ban đầu muốn chuyển thể cuốn tiểu thuyết ngay sau khi hoàn thành Perfect Blue nhưng vì ngân sách hạn chế đã khiến dự án hoãn lại. Dù vậy, Kon đã cởi mở nói về tầm ảnh hưởng của Tsutsui đối với các dự án của ông ấy. Ông từng nói trong Satoshi Kon: The Illusionist do Andrew Osmand chắp bút: “Tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết ngay khi nó được xuất bản. Nó khiến tôi muốn đưa ý tưởng thêu dệt những giấc mơ vào hiện thực trong phim. Đó là điều tôi đã làm với Perfect Blue và Millennium Actress. Bây giờ, tôi đã biến nguồn cảm hứng của tôi vào hiện thực.” Do đó, Paprika chính là sự kết hợp giữa một quá trình nghiên cứu và đúc kết về ngôn ngữ điện ảnh của Kon cho đến hiện tại, và phong cách làm phim đã truyền cảm hứng cho ông ấy từ những ngày đầu.
Trải nghiệm xem Paprika có cảm giác như bước vào tâm trí của Kon với những con búp bê sứ, những cuộc diễu hành trong mờ ảo và những cuộc rượt đuổi của các thiết bị nhà bếp (theo đúng nghĩa đen) xuyên suốt bộ phim. Bộ phim mang chủ đề sự nối kết liền mạch giữa tiềm thức của cá nhân với mạng lưới tập thể, mở đầu với sự kiện Tiến sĩ Chiba điều trị một cảnh sát / thám tử bằng cách một công nghệ mang tên là DC Mini, giúp người dùng tiếp cận giấc mơ của mọi người. Khi DC Mini bị đánh cắp, một chủ thể đại diện với tinh thần tự do của Tiến sĩ, tên Paprika, đã xé rách từng ranh giới thời gian và không gian, và thay đổi danh tính của cô để điều tra ra sự thật.
Mỗi chuỗi giấc mơ trong Paprika đều là những nguồn cảm hứng điện ảnh khác nhau mà Kon tâm đắc. Rõ ràng nhất có lẽ là The Greatest Show on Earth với cuộc diễu hành náo động của rạp xiếc Pee-wee’s Playhouse với sự tham gia của đồ chơi, đồ đạc, di tích lịch sử và các biểu tượng tôn giáo được nhân hóa. Khi Paprika di chuyển từ giấc mơ này sang giấc mơ khác (theo phong cách gần giống với Cham Mima trong Perfect Blue), cô đi qua những thước phim trong Roman Holiday và James Bond From Russia With Love, một lần nữa làm nổi bật tình yêu của Kon với live-action. Có thể nói đó là cách kể chuyện phi logic mà chỉ Kon mới thực hiện được.
Bộ phim kết thúc với cảnh thám tử đến thăm một rạp chiếu phim đang chiếu các tác phẩm trước đó của Kon, như một trò đùa tự ngẫm cuối cùng. Dù Kon không biết rằng Paprika sẽ là bộ phim cuối cùng mà ông sẽ hoàn thành trước khi qua đời, nhưng tác phẩm chính là một đoạn kết đầy thơ mộng của hành trình điện ảnh của ông.
Tổng hợp từ sabukaru.com, japantimes.co
亚博体育 亚博体育 亚博体育 亚博体育 亚博体育 开云体育 开云体育 开云体育 开云体育 IM体育 IM体育 博彩资讯 博彩导航 杏运体育 杏彩体育 乐鱼体育 爱游戏体育 华体会体育 华体会体育 AG真人娱乐 AG真人娱乐 AG真人娱乐 AG真人娱乐 AG真人娱乐 BG真人娱乐 体育外围 欧洲杯下注 欧洲杯下注 欧洲杯下注 欧冠下注 欧冠下注 KPL下注 欧冠竞猜 LOL下注 LOL下注 博彩网站推荐