Loài nào cảm giác đau hơn, con người hay con mèo? Con mèo hay con gián?
Thông tường ta cho rằng trí tuệ và khả năng cảm nhận nỗi đau sẽ có mối tương quan thuận với nhau, những loài động vật có đầu óc hơn sẽ nhiều khả năng cảm thấy đau hơn và ngược lại. Nhưng tất nhiên đó là điều bạn tự suy ra, sẽ thế nào khi những con vật kém thông minh hơn cảm thấy đau đớn nhiều hơn bạn nghĩ?
Luận về nỗi đau là một thử thách về tâm lý. “To have great pain is to have certainty; to hear about pain is to have doubt" Elaine Scarry đã viết trong The Body in Pain. Chúng ta hồn hiên xem nhẹ nỗi đau của người khác và coi nỗi đau của chính mình mới là chuẩn mực.
Sự chênh lệch này càng đúng khi chúng ta, những con người bị René Descartes thuyết phục. quay góc nhìn về nỗi đau của động vật. Descartes khẳng định động vật chỉ là những sinh vật tự động (automata). Chúng chả thấy đau như con người, và việc đưa “chủ nghĩa miễn trừ” (“exemptionalism”) vào là quá xa. Descartes đã không ngần ngại xẻ thịt động vật khi chúng còn sống, không quan tâm đến những gì chúng đang cảm thấy rõ ràng. Tương tự như những gã khổng lồ khác của khoa học sơ khai, như William Harvey - người khám phá ra vai trò của tim trong việc lưu thông máu nhờ vào những nghiên cứu vô tâm trên những con chó còn sống.
Lập luận bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản: Đau để làm gì?
Việc tự cho rằng động vật càng "đơn giản" hay tệ hơn là "ngu ngốc" thì chúng ít cảm thấy đau hơn hiếm khi được thách thức, ngay cả ngày nay. Con người cố chấp mặc định như vậy, trong khi chính họ từng kinh hãi nhìn con giun mồi quặn lên khi bị xiên vào móc câu cá, hay những con rắn, cá và gián co thắt khi dính chất độc.
Vậy, với giả thuyết rằng những động vật vốn bị coi là cấp thấp có nhiều khả năng là cảm nhận nhiều hơn nỗi đau, chúng ta cần bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản: Đau để làm gì? Câu hỏi đơn giãn sẽ dẫn đến một câu trả lời đơn giản tương tự: Đau cho ta một sự cảnh báo rằng có điều gì đó nguy hiểm đang diễn ra. Bạn giẫm lên một cái đinh hoặc chạm vào một bếp lò đang nóng. Cho dù bạn là động vật hay con người, khi có thứ gì đó đã cắn hoặc đầu độc bạn, giẫm lên ngón chân hoặc đuôi của bạn. Cơn đau giúp con người chạy thoát khỏi tình huống bị tổn thương để bảo vệ phần cơ thể bị tổn thương, và tránh phải trải nghiệm cảm giác khó chịu. Thông thường, trừ vài trường hợp, cảm giác đau sẽ biến mất khi bạn loại bỏ chủ thể đang kích thích cơn đau. Như vậy, loại bỏ kích thích gây đau hoàn toàn là vì lợi ích của cá nhân.
Cắt đứt cảm giác đau, thay vì đem lại sự bình yên, sẽ kéo theo nhiều nguy hiểm hơn ta nghĩ. Lý do những người mắc bệnh "phong” thường mất ngón tay, ngón chân hoặc các bộ phận trên khuôn mặt là vì căn bệnh này khiến họ mất cảm giác đau ngoại vi. Dù cơn đau đem lại những cảm giác nhức nhối khó chịu đến mức nào đi nữa, nó vẫn là cảm giác quan trọng. Thế mới nói cơn đau thật nghịch lý.
Nỗi đau có phức tạp đến chừng nào thì con người cũng có thể giải thích nó được, trong vài trường hợp. Động vật thì không, theo David P. Barash.
Nếu xem cảm giác đau là tín hiệu báo động quan trọng, nó nên là một cảm giác tương đồng giữa các loài, không hơn kém giá trị với con người. Richard Dawkins trong cuốn Science in the Soul từng lập luận rằng những sinh vật có bộ não nhỏ hơn có thể có nhu cầu lớn hơn đối với tín hiệu này. “Nghe có vẻ vô lý khi thấy một loài không thông minh lại cần chịu đựng một nỗi đau lớn, để chúng có được một bài học mà con người ta đỡ chật vật hơn để học nó?"
Sở hữu bộ não lớn đương nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, và theo như thuyết tiến hóa, hoạt động trao đổi chất để sản xuất và duy trì mạng lưới tế bào thần kinh phức tạp sẽ ngốn nhiều năng lượng hơn. Bộ não của người Homo sapiens chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể người trưởng thành và chiếm tới 20% ngân sách năng lượng của chúng ta. Trong số những cơ chế thích ứng đó, bộ não hoạt động càng nhiều thì năng lực học hỏi của người chủ nó càng lớn. Khả năng này áp dụng cho tất cả các loại nỗ lực, kể cả một trong những nỗ lực ít được công nhận nhất: khả năng ghi nhớ những hoàn cảnh thể chất bất lợi, thậm chí nguy hiểm, có khả năng gây đau đớn. Một khi ta trải qua nỗi đau, ta được "học" về những trường hợp tương tự có thể xảy ra để tránh lặp lại chúng. "Chim phải đạn sợ cành cong"
Vậy với những sinh vật kém thông minh và khả năng ghi nhớ hơn thì sao? Chúng, và kể cả con người đều có thể toi mạng nếu cứ phải lặp lại từng trải nghiệm đau đớn khi không sở hữu khả năng nhận biết các dấu hiệu dẫn đến kết quả đau đớn. Do đó, những con vật kém thông minh lại được hưởng lợi từ một kích thích đặc biệt, đem lại cảm giác như 1 cú nổ của một thứ gì đó vô cùng khó chịu — cảm giác “đau đớn” — có nhiều khả năng lưu lại lâu hơn bất cứ điều gì chúng học được trong tâm trí mờ mịt của nó.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu đã chứng minh rằng động vật có thể suy luận nhiều hơn những gì trước đây chúng ta nghĩ. Trong nghiên cứu về Alex - chú vẹt xám châu Phi do Irene Pepperberg nghiên cứu, nó có vốn từ vựng hơn 100 từ và có thể xác định màu sắc và hình dạng của đồ vật. Hoặc xét về năng lực nhận thức của chó Border Collie, Chaser đã thuộc lòng 1.022 danh từ, hay như Rico có thể giải các câu đố logic tương tự khả năng của một đứa trẻ 3 tuổi. Khả năng suy luận có thể đi đôi với khả năng chịu đựng, nhưng nó không chắc là điều kiện tiên quyết.
Rốt cuộc, con người có thể cảm thấy đau đớn ngay lập tức nếu chúng ta bị xước hoặc bỏng mà không cần suy luận quá nhiều về nó. Cảm giác đau đớn nhanh chóng của chúng ta (được gọi là “nociception”) liên quan nhiều đến phản xạ, độc lập với các chức năng nhận thức cao hơn của chúng ta. Những con gà gặp vấn đề đau đớn bên trong cơ thể sẽ ưu tiên ăn thức ăn có tẩm thuốc giảm đau. Các tế bào thần kinh cảm giác của cá, về mặt sinh lý, giống hệt với tế bào thần kinh của chúng ta. Những tế bào thần kinh đó cũng phản ứng với các kích thích gây hại, và phản ứng bị giảm nhẹ khi sử dụng thuốc opioid. Hơn nữa, các thụ thể opioid tương tự như thụ thể của chúng ta đã được xác định ở côn trùng, động vật giáp xác, động vật thân mềm và thậm chí cả giun tròn.
Trong bài báo nổi tiếng "Trở thành một con dơi thì như thế nào?" nhà triết học Thomas Nagel kết luận, về cơ bản, chúng ta sẽ không bao giờ biết được. Cũng như chúng ta sẽ không bao giờ biết được cá, côn trùng hay động vật giáp xác sẽ cảm thấy như thế nào. Nhưng bằng chứng mà chúng tôi có cho thấy rằng như Shylock quan sát trong The Merchant of Venice, nếu bị "châm chích", chúng không chỉ chảy máu mà còn cảm thấy đau đớn.
Vậy con người cảm thấy đau như thế nào? Hoặc chính xác hơn thì, những dấu hiệu nào được coi là đau, và chúng hoạt động ra sao? Cho đến nay như chúng ta đã biết, cơn đau - giống như tất cả các trải nghiệm tinh thần khác - được điều khiển bởi các tế bào thần kinh và được "trải nghiệm" trong não, mặc dù nó bắt nguồn từ các sự kiện xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể. Đáng ngạc nhiên hơn là não bộ con người vốn không nhạy cảm với cơn đau, đó là lý do tại sao nhà giải phẫu thần kinh tiên phong Wilder Penfield có thể thao tác trên não của những bệnh nhân có ý thức, không được gây mê và phát hiện rằng việc kích thích các vùng não khác nhau gợi lên những cảm giác và ký ức riêng biệt.
Cơn đau mà con người thường mô tả là cái mà các bác sĩ và nhà sinh học thần kinh gọi là "đau cảm giác". Chúng thường là kết quả của chấn thương mô khi một bộ phận cơ thể ngoại vi. Đau do cảm thụ cũng có thể xuất phát từ các cấu trúc nội tạng như tim, gan, hoặc — phổ biến hơn — đường tiêu hóa, rất nhạy cảm với sự co giãn không thích hợp. Trong khi cảm giác đau ngoại vi nói chung là dễ nhận ra, bắt nguồn từ nội quan cảm thấy đau dai dẳng và sâu hơn. Và không thể bỏ qua cơn đau do viêm nhiễm như viêm khớp và các phản ứng miễn dịch quá mức khác.
Do tính phổ biến và ý nghĩa lâm sàng của nó (đau là lí do gần 50% số lần bệnh nhân đến gặp bác sĩ), chúng ta biết rất nhiều về chủ đề này, ít nhất là ở phạm vi loài người. Con người có hai loại sợi thần kinh cơ bản mang tín hiệu đau lên tủy sống đến đồi thị qua đường xoắn khuẩn. Nhưng trước khi đến được não, chúng đi theo những con đường khác nhau, các sợi mang tín hiệu đau nhanh, mạnh mẽ tiếp tục đi theo tuyến đường chung quanh, trong khi các tín hiệu chậm hơn, yếu hơn sẽ đi dọc theo tuyến đường gọi là paleospinothalamic route, được đặt tên dựa trên bằng chứng cho thấy nó nguyên thủy hơn về mặt tiến hóa. .
Câu chuyện của chúng ta không kết thúc ở khu đồi thị. Từ đây, các xung động lan truyền đến ít nhất hai vùng của vỏ não: thùy đảo (isula) và vỏ não trước (anterior cingulate). Suy nghĩ chung hiện tại của các nhà thần kinh học và nhà sinh học thần kinh xoay quanh vùng thùy đảo vòng đệm, bằng cách nào đó, chúng ta phân biệt cơn đau thuần túy đến từ cảm giác cân bằng nội môi như buồn nôn và ngứa, trong khi đó vỏ não trước làm trung gian cho cảm giác đau đớn khó chịu. (Lưu ý: Cảm giác đau cũng được cảm nhận trong vỏ não cảm ứng thứ cấp, được sơ đồ hóa bởi nhà thần kinh học Clinton Woolsey)
Ngoài đau do cảm giác, ta còn có cảm giác đau do thần kinh gây ra do tổn thương hoặc kích thích các sợi thần kinh (neuropathic pain). Cuối cùng, còn có cảm giác đau thụ thể (nociceptive pain) là khi các thụ thể trong não trở nên quá mẫn cảm với các tín hiệu đau mãn tính. Nó khiến trải nghiệm đau đa ổ và khó phân lập tại một vùng cơ thể cụ thể, và thường dữ dội hơn mức đau do một nguyên nhân vật lý rõ ràng. Cơn đau này ngày càng được nhìn nhận nghiêm túc hơn, biểu hiện ở một số dạng đau lưng và cổ mãn tính, đau cơ xơ hóa hoặc gần đây nó liên quan đến các triệu chứng Covid lâu dài.
Ngoài việc lần theo các con đường phức tạp cấu thành nên nỗi đau, các nhà khoa học đã xác định được một loạt các chất dẫn truyền thần kinh trung gian gây đau đớn ở các loài động vật khác (như ở người). mặc dù cách thức hoạt động của cơn đau ở các loài “thấp cấp hơn” vẫn còn quá ít thông tin.
“Tại sao luật pháp không lên tiếng bảo vệ động vật trước cảm giác đau đớn?"
Tuy nhiên, bộ não phức tạp của động vật có xương sống có nhiều điểm chung với mạng lưới thần kinh của động vật không xương sống. Ví dụ, endorphin (chất điều hòa thần kinh cảm giác đau bị ảnh hưởng bởi thuốc phiện) không chỉ được tìm thấy ở động vật có xương sống mà còn ở động vật thân mềm, động vật giáp xác, côn trùng và thậm chí cả giun dẹp, những loài hoàn toàn thiếu não. Hơn nữa, giống như thuốc phiện (được biết là làm giảm khả năng thụ thai ở nhiều loài động vật), các chất đối kháng với thuốc phiện như naloxone được chứng minh có thể đảo ngược ảnh hưởng ngay cả ở động vật không xương sống, giống cũng như ở người. Giun đũa tránh nhiệt độ quá cao, giống như động vật có vú, và thậm chí các sinh vật đơn bào phải tránh xa một số hóa chất nhất định, tùy thuộc vào hàm lượng axit hoặc kiềm.
Sự liên hệ giữa các loài chính là sản phẩm của sinh học tiến hóa. Khi bàn đến những đặc điểm cơ bản và có khả năng thích nghi nhất, tất cả động vật đều chia sẻ từ một cơ chế chung. Cơ chế của cảm giác đau được thiết kế phức tạp và đa dạng hơn khi các sinh vật có hệ thống thần kinh trung ương phức tạp hơn phát triển. Với giá trị thích ứng với cơn đau, cảm giác đó không chỉ được bảo tồn theo thời gian tiến hóa, mà còn là của tổ tiên, trong số những đặc điểm cơ bản và sớm nhất đã xuất hiện. Điều này khiến chúng ta không thể phủ nỗi đau các loài động vật phải trải qua, cơn đau mà con người đều trải qua và biết quá rõ.
Nhà triết học thế kỷ 19 Jeremy Bentham là nhà tư tưởng phương Tây đầu tiên và có sức ảnh hưởng nhất đã đề xuất một lập luận phi thần học về quyền động vật. Trong Introduction to the Principles of Morals and Legislation, Bentham đã viết rằng động vật “vì lợi ích của chúng đã bị bỏ quên bởi sự vô cảm của các luật gia cổ đại, chúng đã bị suy thoái thành một loại động vật”. Ông ấy tiếp tục chất vấn, "Tại sao luật pháp phải từ chối bảo vệ bất kỳ sinh vật nhạy cảm nào?" và kết luận "Sẽ đến lúc nhân loại phải mở lòng với mọi thứ thở được."
Thời điểm đó đang đến. Từ năm 1993 đến năm 2012, bạch tuộc thông thường đã được bảo vệ ở Vương quốc Anh theo Đạo luật “Animals (Scientific Procedures) Act" - được mở rộng vào năm 2012 để bao gồm tất cả các loài động vật chân đầu (Cephalopod), điều này phù hợp với chỉ thị của EU "Có bằng chứng khoa học về chúng (Cephalopods) trải qua đau đớn, khổ sở và kiệt quệ.” Giải phẩu sinh thể, vốn là quy trình tiêu chuẩn, giờ bị xem là việc tra tấn không thể chấp nhận được. Việc nuôi động vật quy mô công nghiệp ngày càng được xem xét kỹ lưỡng và một ngày nào đó có thể sẽ được ủy quyền. Cố bác sĩ thú y Bernard Rollin của Đại học Bang Colorado là người đi đầu trong việc đưa ra luật yêu cầu bác sĩ thú y và nhân viên chăn nuôi phải chú ý đến cơn đau của những con vật do họ phụ trách.
Một số người lo ngại về nỗi đau đối với thực vật. Điều này liệu có đi quá xa hay không thì chưa ai biết được. Nhưng trước mắt, hãy nhìn họ hàng động vật quanh ta và nghĩ xem con giun vặn vẹo khi bị xẻng chạm vào cảm thấy thế nào.
Bài viết lấy cảm hứng từ cuốn sách Threats: Intimidation and its Discontents của tiến sĩ David P. Barash tại University of Washington.
Comments