top of page

Kim Jones - từ cậu học trò của McQueen cho đến NTK vàng được săn đón nhất giới menswear

Updated: May 5, 2020

"Chẳng ai trải hoa trên con đường tôi đi", Kim Jones.


Được dẫn dắt bởi Alexander McQueen, anh ấy khuấy động trào lưu streetwear trong highfashion và trở thành NTK menswear được săn đón hàng đầu. Bí quyết nào tạo nên Kim Jones của ngày hôm nay?



Vào cuối tuần, Kim Jones nằm ở nhà và xem Family Guy. “Tôi chỉ muốn làm cái gì đó để khỏi phải nghĩ nhiều về công việc", anh cười và nói với tôi như vậy. Đó là cách anh hồi phục năng lượng. Trên cượng vị menswear artistic director cho Dior, anh tạo ra 4 BST với tầm 50 trang phục/bộ chỉ trong 1 năm, và làm việc tại 3 châu lục chỉ trong 5 ngày. Trái với kỳ vọng của tôi, ngôi sao của ngành thời trang này dễ chịu và thoải mái như 1 người bạn vậy.


Trong khi những NTK hàng xa xỉ đang phô bày cảnh hậu trường hào nhoáng, những show diễn tỉ đô trên social media và liên tục góp mặt trên trang cover tạp chí, chàng trai Anh Quốc - Đan Mạch này lại "khoe mình" theo cách bình dị hơn. Instagram của anh (với số lượng follower khiêm tốn: 593,000) chỉ để cập nhật công việc và ảnh của 4 con cún Cookie, Dexter, Lulu và Gugu. “Mọi người biết tôi nuôi chó, họ biết tôi thích du lịch, nhưng họ không biết tôi thực sự là ai. Điều đó khó thể hiện, khi mà con người đang đánh giá nhau từ bên ngoài và nảy sinh những định kiến", anh nhún vai, "tôi không quan tâm lắm. Tôi có bạn bè cùng cảnh ngộ để cùng chia sẻ."


"Bạn bè cùng cảnh ngộ" mà anh ấy nói đó là David Beckham, Kate Moss và Kanye West (#funfact: West từng ăn nằm trên sofa của Jones 13 năm trước mỗi khi rapper này đến London). Tuy vậy, danh tiếng không phải là cái chàng trai này để tâm. "Tôi làm công việc này vì tôi yêu nó, chứ không phải vì tôi muốn nổi danh. Có những người lại muốn nổi tiếng và không làm tròn công việc của họ đấy." Anh từ chối kể ra những cái tên ấy.


Sau ngày kỉ niệm 1 năm gắn bó với Dior của anh 2 tuần trước, chúng tôi gặp nhau tại căn studio thoáng đãng mới được chuyển đến. Anh ngồi cạnh chiếc bàn lớn, ăn hết phần soup Pret a Manger và bận bộ đồ quen thuộc của anh - áo len cashmere đen từ thương hiệu Ý cao cấp Loro Piana, quần bò đen, 2 cổ tay đầy những chiếc vòng kỉ niệm từ những chuyến đi, đồng hồ Daytona Rolex (“thiết kế cổ điển”) và đôi trainer của Nike.


Anh chỉ vào chiếc jumper và nói "Nhìn này, nó đẹp không? Nó giúp tôi tập trung. Việc của tôi là thiết kế thời trang nên tôi không muốn nghĩ nhiều về cái tôi đang mặc. Tôi cần 1 bộ đồng phục gọn nhất để tập trung mọi sự chú ý vào thời trang."


Khi chúng tôi trò chuyện, anh ấy vui vẻ cho khi tôi đoán anh đang ở tuổi 40 "Này, tôi trẻ hơn thế."


Model Romaine Dixon diện thiết kế của BST xuân/hè 2019 của Dior Kim Jones. Photograph: Brett Lloyd

Jones đang ở độ tuổi 39. Nhưng con số này không nói lên điều gì cả. "Diana Vreeland từng nói rằng tinh thần bạn trẻ thì bạn sẽ trẻ, Karl Lagerfeld chính là hiện thân của câu nói đó. Để làm nhiệm vụ của designer và hiểu người dùng muốn gì, thái độ quan trọng hơn tuổi tác."


Tọa lạc trên tầng cao nhất của 1 tòa nhà giữa lòng London, studio của Jones tinh giản với sàn gỗ, tường ốp trắng và trần nhà cao. Jones mới chuyển đến đây, tủ đồ hoành tráng của anh, bao gồm sản phẩm từ Rachel Auburn và Leigh Bowery, Andre Walker và Vivienne Westwood, vẫn còn treo dọc trên tường. Đội ngũ thiết kế của Jones vốn đóng quân tại Paris, nhưng bây giờ thì cứ 1 tuần ở Pháp, họ sẽ đến London 1 tuần và quay lại ("thay đổi môi trường cũng tốt cho họ mà"). Hôm nay, trong studio chỉ có Jones và một vài đồng nghiệp - khá khiêm tốn để vận hành công việc kinh doanh đáng giá hàng tỷ bảng Anh như báo chí ca tụng.

Thời gian qua, Jones đã khởi xướng một số xu hướng thời trang nam gây sốt toàn cầu. Nâng tầm streetwear thành highfashion? Đó là ý tưởng của anh. Và anh đã hiện thực hóa nó bằng cú bắt tay đỉnh cao: 2017 Supreme x Louis Vuitton - đặt ra những chuẩn mực mới cho cross-gerne brand collaboration (Jones đã gia nhập nhà mốt Pháp này từ năm 2011).


Phục hưng thời huy hoàng của may đo, thổi luồng gió mới cho đồ suit? Cũng chính là ý tưởng của anh. Jones luôn vượt trội hơn người khác nhờ hòa chung với những cá nhân ở mọi lứa tuổi. "Tôi đi chơi với những người 18 tuổi, tôi kết bạn với nhiều người mẫu đang làm việc với tôi và hỏi họ đang hứng thú về cái gì, họ đang tập trung vào điều gì, và họ đang nghe loại nhạc gì."


"Tôi luôn nhanh tay. Sự thiếu quyết đoán là biểu hiện của cái tôi yếu đuối. Nếu bạn không biết mình thích cái gì, thì bạn không biết mình là ai."


Khi Jones được bổ nhiệm vào Dior tháng 3 năm ngoái, anh trở thành NTK gốc Anh đầu tiên đảm nhận vị trí cấp cao tại đây. CEO của Dior, ông Pietro Beccari, cho biết ông tin tưởng rằng Jones sẽ phát triển đế chế Dior Homme trên quy mô toàn cầu. Trong khi đó, người bạn Naomi Campbell tự tin thông báo trên Instargram: "#Chúc mừng @mrkimjones. Tôi rất mừng cho anh và tôi mong chờ những kì quan mà anh sẽ tạo ra @ diorhomme. YES YOU CAN !!!!"


Hoàng tử Đan Mạch Nikolai trong trang phục Dior của Kim Jones. Photograph: Brett Lloyd

Tiếp nối năm đó, Jones đồng ý tiến hành nhiệm vụ xâm nhập thị trường toàn cầu cho Beccari. Anh đã dàn dựng một sân khấu hoành tráng tại Tokyo và hai sân khấu ở Paris. Buổi diễn tại Tokyo là lần đầu tiên trong lịch sử hàng ghế đầu của thương hiệu này được lấp kín bởi những celeb tiếng tăm nhất. Moss và Campbell đã có mặt để chứng kiến Hoàng tử Nikolai của Đan Mạch mở màn show diễn, cũng như Victoria Beckham, A $ AP Rocky, Gwendoline Christie, Lenny Kravitz, Lily Allen và những người khác ở đó. "Tôi nghĩ rằng Dior đã rất ngạc nhiên rất nhiều người nổi tiếng muốn đến tham dự show."


Sự nghiệp của Jones khởi sắc từ thành công đầu tiên trong năm 2002, khi John Galliano mua lại 1 nửa số đồ án tốt nghiệp của Jones tại trường Central Saint Martins. Anh đã thành lập một nhãn hiệu ngắn hạn và nhận được lời hoan nghênh ngay sau đó, giành giải Nhà thiết kế trang phục nam của Hội đồng thời trang Anh (BFC) năm 2006. Tiếp theo, anh "đảm nhận công việc trong mơ" với tư cách là giám đốc sáng tạo tại Dunhill năm 2008, biến anh thành một thợ may đáng gờm và giành giải thưởng BFC thứ hai trong sự nghiệp vào năm 2009. Năm 2011, anh được Louis Vuitton thuê theo lời giới thiệu của Marc Jacobs để thiết kế trang phục nam, nơi anh đã làm việc cho đến năm ngoái. Với sự thăng tiến sự nghiệp mạnh mẽ như vậy, anh khiến những kẻ hám danh vọng phải khóc thét, nhưng Jones vẫn nằm ngoài radar của ngành công nghiệp thời trang.


"Đồ án tốt nghiệp của cậu ấy đầy kiêu hãnh, cậu ấy biết mình đang làm cái gì." bạn học và founder của Fashion East Lulu Kennedy nhận xét. Sự tự tin đó có lẽ được anh học từ những mentor của mình: nhà thiết kế gạo cội Alexander McQueengiáo sư thời trang nổi tiếng của Central Saint Martins - Louise Wilson. McQueen mất năm 2010; Wilson cũng ra đi trong năm 2014. "Họ là 2 người thầy ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Tôi khóc trong nhiều ngày liên tục. Họ đã tin tưởng và thúc đẩy tôi. Tôi học theo và áp dụng vào nhóm thiết kế của mình. Khi gặp vấn đề, chúng tôi sẽ tự hỏi ‘Louise sẽ làm gì vào lúc này?’, 'Giải pháp là gì?', 'Bà sẽ biết tìm ra và loại bỏ những thứ rườm ra vớ vẩn!', 'Đâu là tài năng và đâu là cái tôi. Ai là người đang làm tốt công việc, ai thì không.'"


Áo sơ mi được thuê họa tiết lông vũ tỉ mỉ. Photographer: Sophie Carre

Ba show diễn dưới tên tuổi của Dior đều diễn ra tốt đẹp. BST xuân/hè 2019 của Jones nổi bật với những bông hoa được may thủ công xếp lớp với lụa in, áo choàng đính lông và áo đính hạt, áo khoác trench may từ vải tuyn thêu và vải organza, và áo khoác vinyl trong suốt có thể nhìn thấy nhiều bông hoa và lông vũ hơn. Nó rất đẹp nhưng vẫn sắc nét.


Tuy không hé lộ về kết quả tài chính nhưng Jones khẳng định "nó tốt hơn kỳ vọng rất nhiều". Anh cho rằng khả năng đem lại lợi nhuận của mình xuất phát từ tính kiên quyết. "Tôi luôn nhanh tay. Sự thiếu quyết đoán là biểu hiện của cái tôi yếu đuối. Nếu bạn không biết mình thích cái gì, thì bạn đang không biết mình là ai."


Sản phẩm thứ 3 trong vòng 8 tháng, cú bắt tay của Kim Jones và cult artist Raymond Pettibon. Photographer: wwd

Sự quả quyết ấy được phô bày tại kinh đô Paris vào tháng 1 năm nay, khi buổi diễn phải dời lên sớm hơn 1 ngày để tránh cuộc biểu tình "áo khoác vàng". Ngày trước buổi trình diễn thường là thời gian để các atelier thức cả đêm rà soát lỗi và hoàn thành BST, nhưng đối với Jones nó thật nhẹ nhàng, "Chúng tôi làm việc có tổ chức, vì vậy khi có sự thay đổi, mọi chuyện cũng không quá tệ - có thể chỉ là lạc mất một vài vị khách" anh trả lời với Guardian.


Trên sàn catwalk, người mẫu đứng yên trên một băng chuyền di chuyển thật chậm, cho phép khán giả xem xét từng chi tiết. "Tôi chú ý rằng tại các cửa hàng thời trang, shopper sẽ chăm chú nhìn vào từng chi tiết trên đồ của người mẫu và quyết định đưa đường băng đó lên sàn catwalk. Tôi nghĩ mình đã khiến mọi người bất ngờ chút đỉnh. Bạn mạo hiểm và bạn sẽ tự thử thách chính mình. Đường băng đó là ý tưởng tôi hài lòng nhất". Tạp chí Vogue đã nhận xét: "Jones đã nâng tầm menswear đến một vị trí rực rỡ hơn với tầm nhìn vừa cổ điển, vừa trẻ trung và cấp tiến."


Khi Jones rời Louis Vuitton, hãng đã chọn Virgil Abloh làm người thay thế. Abloh vướng phải những định kiến khi anh vốn không được đào tạo bài bản và thiếu sự thừa nhận từ giới chuyên gia trong ngành, họ không xem anh là "nhà thiết kế". Những gì Jones làm là ủng hộ chàng trai trẻ kia. Anh tham dự chương trình đầu tiên của cậu dù chỉ 2 ngày nữa Jones cũng phải ra mắt BST riêng. "Tôi đã rất mừng khi Virgil hợp tác với Vuitton. Nhiều người chỉ trích cậu, nhưng họ không hiểu được tầm ảnh hưởng văn hóa của Virgil Abloh. Những gì cậu ấy tạo ra thật thú vị và hấp dẫn, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tự tin thực hiện giấc mơ của họ. Với tôi, đó là điều quan trọng nhất. Cách Ablod đối thoại và trao đổi với mọi người rất đặc biệt, không ai có thể bắt chước được cậu ấy."


Những tình cảm và hành động của Jones đều xuất phát từ lòng chân thành. Một trong những người bạn trung thành nhất của anh là Kate Moss đã nhận xét "Kim giống như người nhà của tôi. Cậu ấy tài giỏi và vẫn giữ được con người ban đầu của cậu." Tương tự, David Beckham gửi email để kể tôi rằng anh ấy được truyền cảm hứng về đạo đức công việc của Jones: "Tôi nhớ lần đầu tiên đến Louis Vuitton để gặp Kim tại xưởng làm việc và tôi rất ấn tượng. Tôi đã chứng kiến cậu ấy cật lực làm việc trong nhiều năm. Tận mắt nhìn thành quả của cậu tại Tokyo thực sự xúc động."


Nói vậy thì không có nghĩa Jones thật sự lơ là những lời chỉ trích trên MXH. “Chúng ta đang là tâm điểm của công chúng, chúng ta sẽ bị chơi xấu. Tôi rất nhạy cảm, và tôi nghĩ ai cũng thế." Nhưng rồi anh quả quyết "Đó là sự đố kị. Bạn đi làm và cật lực suy nghĩ, hy sinh rất nhiều thứ trong cuộc sống để làm những gì bạn muốn làm. Để được làm việc như vậy không hề nhẹ nhàng. Tôi sẽ không đánh đổi nó chỉ vì thế giới muốn nhìn cái khác - Tôi đang có cuộc sống thực sự tuyệt vời, nhưng nó đến từ công sức và những hy sinh của tôi."





Vậy anh đang quan tâm đến ý kiến của ai? "Những người mà tôi quan tâm, và mấy sếp nữa. Tôi làm việc cho họ. Họ là người sở hữu thương hiệu, chứ không phải tôi, vì vậy tôi phải tôn trọng feedback của họ." Và anh ấy nói thêm: "Và họ đang rất hài lòng."


Theo Scarlett Conlon - fashion editor báo The Guardian

Commentaires


Post: Blog2_Post
bottom of page