top of page

Khi tình yêu là những miếng trái cây cắt sẵn

Cuộc sống thường ngày đôi khi chật vật với những cay đắng. Chỉ cần lột vỏ, tước xơ, trái cây trở thành ốc đảo ngọt ngào và chào đón với sự mềm mại.


Tôi lớn lên với những bữa ăn đầy "kinh tế", chỉ ngon nếu có mục đích nhất định. Vừa túi tiền, nhanh và no nhanh. Nếu món ăn đủ dinh dưỡng, okay. Nếu nó ngon, càng okay nữa. Nhưng nhìn chung thì mỗi bữa ăn chỉ bao gồm món xào với 3 nguyên liệu nhỏ gọn, một món thịt hoặc cá từ tủ đông và nồi cơm siêu bự. Bữa sáng thì thường chỉ ăn ngoài và bữa trưa hâu như là món tối còn thừa.


Tuy vậy, món tráng miệng luôn ở một tầm cao khác: những đĩa trái cây được cắt tỉa gọn gàng, lọc toàn bộ da và hạt, và cắt thành từng miếng có kích thước vừa vặn. Con dao gọt trái cây cùn lủn mà mẹ tôi chẳng bao giờ mài đã biến từng trái xoài, trái cam,... thành những khối hình hoàn hảo. Mẹ tôi cắt vú sữa và đu đủ vào mùa xuân; xoài và dưa hấu vào mùa hè. Chúng tôi ăn táo quanh năm, những miếng táo vòng cung được cắt làm đôi và loại bỏ hạt. Khi gia đình khá giả hơn, bữa ăn chúng tôi xuất hiện những quả thanh long được cắt vuông vức, những quả hồng mọng nước và từng miếng đào trắng nõn với đầu đỏ như ngọn lửa. Sau khi cắt gọt xong, mẹ nhấm nháp những miếng còn sót lại trên trên lõi trước khi cùng ăn với chúng tôi.



Như một món tráng miệng, trái cây được ăn ngay sau bữa tối. Và chúng tôi cũng được thưởng thức nó trong những lúc học bài, hoặc một thời điểm bất kì trong suốt những buổi chiều dài cuối tuần. Tôi chỉ ăn trái cây theo những cách đó, và nó trở thành một phần bình thường đến nỗi, trong nhiều năm, tôi nghĩ rằng vỏ táo là không ăn được hoặc ăn hạt dưa hấu sẽ bị mọc cây trong bụng. Những miếng cam bán kèm trong mâm cơm trưa ở trường thật sự là một sự xúc phạm đến trái cây. Một lần khi tới quán cà phê khi họ phục vụ nho, tôi nhận ra mình là người duy nhất gọt lớp vỏ mỏng như giấy trước khi ăn.


Đó là cho đến khi tôi phải ở một mình khi học đại học, tôi mới nhận ra việc cắt gọt trái cây tốn nhiều công sức đến mức nào. Nhưng thay vì tự dùng dao gọt, tôi chỉ lười biếng ăn những lát táo còn vỏ, xé từng múi vỏ bưởi, và ăn qua loa những quả nho không hạt với lớp vỏ dày đến nỗi chúng làm cho lưỡi tôi cảm thấy như nó nếm phải lông cừu.


Trái cây cắt sẵn mang trong nó hương vị của tình yêu. Tôi nói vậy vì nhiều lí do. Đầu tiên, nó tương tự như khái niệm phòng chống tai hóa mà các bậc cha mẹ châu Á luôn ám ảnh. Bố mẹ tôi giải thích rằng, sản phẩm thô đều bẩn. Và để làm "sạch" chúng, đối với rau củ, chỉ có cách nấu và đun sôi là an toàn nhất, còn đối mới trái cây, bạn có thể ăn nếu chà rửa mạnh và gọt vỏ. Vì vậy, mặc dù họ tin vào các trang trại Mỹ và Nhật nhưng họ vẫn chọn cách gọt vỏ. Trái cây gọt sẵn là một món quà. Cuộc sống thường ngày đôi khi chật vật với những điều cay đắng. Khi bạn lột vỏ, tước những sợi xơ, trái cây trở thành ốc đảo ngọt ngào và chào đón với sự mềm mại.


Đó là chiếc bát dưa hấu ông bà dành phần ngọt nhất và cắt cho tôi. Đó là quả thanh long cuối cùng mà chị tôi giấu trong góc phòng và đợi ngày chín ngọt để cắt ra và gắn những chiếc tăm vào từng khối vuông. Đó là từng chén khoai sọ được hấp chín và ăn với đường trắng. Hoặc đó là những miếng xoài chín mịn màng như xơ và không bị lẫn xơ mà bạn cảm thấy như nó tan ra trong miệng.

Trong văn hóa Châu Á, tình cảm được thể hiện qua hành động hơn là những câu nói yêu thương. Trong Taste, Yi Jun Loh nói rằng, “Thay vì ôm hôn và nói những lời ủng hộ, mẹ yêu thương tôi bằng những tô trái cây mới cắt”. 


Priya Krishna phát biểu trong Bon Appetit: “[Hai bố con tôi] không thể hiện tình cảm quá mặn nồng. Chúng tôi thậm chí còn chẳng tham dự những buổi khiêu vũ dành cho bố - con. Nhưng nhìn cảnh bố chăm chỉ bóc, tách trái lựu mỗi khi chúng tôi xong bữa tối là những gì tôi muốn thấy.”


Tình cảm thực sự là điều hiếm có trong giai đoạn cách ly. Tôi nghe rất nhiều tin xấu từ những người thân yêu, đồng nghiệp, phát thanh viên và người xa lạ. Tôi cảm thấy thất vọng khi không thể giúp gì cho những người xung quanh. "Tôi rất tiếc" nghe như một trò đùa, "Chuyện sẽ ổn thôi" thì chẳng khác nào lời nói dối. Tôi phải tạm cách xa bố mẹ và hầu hết bạn bè. Những ngày cuối tuần đầu tiên, sự bất lực và ù lì như một tấm chăn dày đè nặng từ đầu đến chân tôi. Vậy nên tôi đã cố gắng rời khỏi giường, bước đến quầy bếp và bắt đầu lột vỏ trái bưởi chị mang về. Quả đầu tiên mất nhiều thời gian nhất và cũng nham nhở nhất. Thật là bực bội.


Nhưng khi đã quen tay, tôi làm nhanh hơn và "mượt hơn". Những múi bưởi tròn trịa dần dần lộ diện. Mỗi múi bưởi không bị mất thịt hay dập nát là một chiến thắng nho nhỏ. Tôi ăn sạch những múi xấu nhất mà cùng chị ăn những những múi còn lại.


Cắt trái cây cũng như tình yêu vậy, phải kiên nhẫn và thực hành liên tục. Nó là sự sẵn lòng ăn một chút cay đắng để người khác nếm vị ngọt. Tôi thường xuyên phải tự nhắc nhở mình như vậy.








Hình: Joo Eun Bae

0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page