Câu hỏi được đặt ra sau scandal giữa Kerby Jean-Raymond và tạp chí Business of Fashion.
Tuần trước, nhà thiết kế người Mỹ gốc Phi Kerby Jean-Raymond của hãng Pyer Moss đã bày tỏ sự thất vọng về cách Business Of Fashion xử lý trong ấn phẩm mới nhất mang chủ đề đa dạng sắc tộc. Mọi chuyện bắt đầu khi anh được mời tham dự sự kiện hàng năm của BoF - Voices. Họ đề nghị anh tham gia với tư cách là một diễn giả khách mời trong buổi đối thoại với một người mẫu - người đại diện và ủng hộ sự đa dạng sắc tộc - Bethann Hardison. Trên chuyến bay tới Vương quốc Anh, anh nhận được thông tin rằng phần tham dự của anh sẽ bị chuyển qua buổi thảo luận nhóm. Anh vẫn tham gia vào sự kiện và nhận thấy những thành viên da màu trong buổi thảo luận đều có câu chuyện và lịch sử độc đáo, mỗi người hoàn toàn đủ khả năng dẫn dắt một sân khấu solo như tất cả các nhà thiết kế da trắng khác trong nhiều năm qua.
Vài tháng sau sự kiện Voices, biên tập viên và người sáng lập BoF, Imran Amed đã liên lạc với nhà thiết kế trẻ, mời anh góp mặt lên một trong ba trang bìa cho số báo sắp tới của họ. Sau quá trình trao đổi, cả 2 gặp nhau tại Paris. Nhưng sau cuộc nói chuyện về dự án mới của mình, Kerby bị loại khỏi gương mặt trang bìa. "Tôi biết họ đang chơi tôi để kiếm thông tin" Kerby nói.
Dù bị đối xử như vậy, anh vẫn nhận lời mời tham dự BoF 500 Gala vì tên anh được tạp chí này đưa vào danh sách 500 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong giới thời trang. Nhìn cách BTC sử dụng dàn hợp xướng người da màu để đón khách, Kerby rời khỏi Gala và yêu cầu hãng xóa tên anh khỏi danh sách thông qua Instagram. Ngay lập tức Imran Amed đưa ra lời xin lỗi và hứa sẽ nói chuyện với nhà thiết kế.
Kerby mô tả lại trên Medium "Công khai thể hiện sự tôn trọng mà không thấu hiểu và diễn đạt đây đủ là hành vi chiếm đoạt. Tại sao mọi người không tự khám phá về văn hóa, tôn giáo và nguồn gốc của riêng họ. Họ liên tục vay mượn văn hóa và rồi bỏ chúng tôi khỏi cuộc chơi như thể người da màu là trend vậy. Rồi khi xu hướng hạ nhiệt, chúng tôi cũng 'chết' đúng không?"
Đa dạng sắc tộc là 1 quá trình, và cũng là thành quả. Nó không đơn giản là 1 thứ đơn độc. Người da màu đã chật vật để có được sự công nhận, nhưng rồi mọi thứ chợt lắng xuống và càng về sau, sự đa dạng càng mất giá trị.
Ngành thời trang đã tiếp nhận sự đa dạng theo cách khác nhau trong suốt thời gian qua, vài người sử dụng nó để thu hút sự chú ý, một số người sẽ thành thật hơn khi sử dụng nó để phản ánh tầm nhìn sáng tạo của họ. Từ lâu, những tên tuổi như Bethann Ardisson và Naomi Campbell đã đóng vai trò trụ cột đa dạng hóa màu da cho sàn catwalk. Thế nhưng đa dạng sắc tộc là 1 quá trình, và cũng là thành quả. Nó không đơn giản là 1 thứ duy nhất. Người da màu đã chật vật để có được sự công nhận, nhưng rồi mọi thứ chợt lắng xuống và càng về sau, sự đa dạng càng mất giá trị.
Một số biên tập viên (chủ yếu là người da trắng) chia sẻ rằng họ thấy mối quan tâm vào đa dạng hóa hiện nay đang là một động thái kinh doanh dựa trên xu hướng. Họ lo ngại rằng các thương hiệu, phòng trưng bày và tổ chức đang tiếp cận nó một cách hời hợt, cũng như những người khác thì cố gắng giữ sàn catwalk và chiến dịch của họ 'càng trắng càng tốt' với hy vọng xu hướng này sẽ biến mất vào lúc nào đó. Đánh đồng sắc tộc và văn hóa của một người ngang giá trị với những họa tiết, hoa văn cầu kì trên trang phục cho thấy con người có thể bất chấp mọi thứ để thâu tóm sự chú ý của cộng đồng và sức mạnh (truyền thông) mà phân biệt chủng tộc đem lại.
Đặc quyền là những gì xã hội tự phân định nhằm mang lại lợi ích cho nhóm thống trị; nó cho phép người ta đánh giá cái gì là phù hợp và được chấp nhận. Quyết định rằng dreadlock không phù hợp với môi trường làm việc là một điều tùy tiện và lố bịch. Phân biệt chủng tộc không còn là chĩa mũi dùi vào những đặc điểm của người châu Phi hay châu Á, nó còn là biểu tượng tiêu cực mà nhóm người thống trị tự cho phép mình gắn mác lên người khác.
Đôi khi thay vì nghĩ rằng thế giới cần chấp nhận sự đa dạng chủng tộc, tôi thích nghĩ đơn giản rằng thứ thế giới cần cần nhận đó là sự khác biệt. Liệu anh có sẵn sàng sống, làm việc và sáng tạo với một người rất khác so với anh không? Vì cho đến nay, ’những kẻ khác biệt' luôn bị đối xử bằng cách bị loại trừ hoặc được tôn sùng.
Trước tình hình này, các khối liên kết trong ngành thời trang dần được hình thành; Gucci, sau vụ bê bối blackface đã tuyên bố đầu tư đến 9 triệu bảng vào mô hình Changemakers mới. cung cấp học bổng và cơ hội mentorship/leadership cho các sinh viên da màu có năng khiếu về thời trang; Prada cũng vậy, sau một scandal tương tự, liền thành lập hội đồng đa sắc tộc cho riêng mình, đồng chủ trì bởi đạo diễn được đề cử Oscar Ava DuVernay. Họ cam kết sẽ thay đổi mọi thứ không chỉ trên sàn diễn mà còn trong nội bộ công ty, sau khi nhận ra rằng nếu hội đồng và đội ngũ thiết kế chủ yếu là người trắng thì sẽ không thể thay đổi những gì được đưa lên sàn catwalk và các chiến dịch.
Một nhà thiết kế người London gốc Phi (giấu tên) đã chia sẻ rằng cô đang muốn tập trung năng lượng vào điều gì đó tích cực, vào thành phẩm và thương hiệu của họ, để tạo tiền đề phát triển cho những nhà sáng tạo trẻ da màu trong tương lai. "Thế giới phân biệt chủng tộc đang chết dần."
Chúng ta không thể kìm hãm hoặc sửa đổi những người đã chìm quá sâu trong tư tưởng đạo đức giả và hoài nghi. Như Toni Morrison đã nói: "Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là thứ gây nhiễu đáng sợ" - nó là điểm mù làm con người mất sự tập trung khỏi nỗ lực và thành quả của những người da màu. Hàng loạt phương tiện truyền thông mới đang tạo cơ hội để chúng ta tự khắc họa con người thật của mình. Và những người da màu cùng cộng đồng thiểu số phải khai thác điều đó, tạo ra các nền tảng, nội dung và sự kiện của riêng họ. Họ không cần phải được đưa lên một danh sách nào đó của tạp chí nữa, họ cần bộc lộ sức mạnh vốn có của mình.
Rihanna đang là cái tên vàng thể hiện được năng lượng này. Cô vượt qua Victoria's Victoria với show Savage x Fenty tại Tuần lễ thời trang New York, tham gia bởi hầu hết các chủng tộc, giới tính và thậm chí là phụ nữ khuyết tật. Cô không chỉ là nhà thiết kế đầu tiên trong vòng ba thập kỷ trở lại (người cuối cùng là Christian Lacroix) nhận được sự ủng hộ trọn vẹn từ phía LVMH trong việc tạo ra dòng thời trang của riêng mình, mà còn trở thành một nữ doanh nghiệp da màu trẻ tuổi có tầm nhìn lớn đem lại lợi nhuận nhanh chóng mặt.
Thế hệ sáng tạo trẻ đang hưởng lợi từ đặc quyền trắng sẽ có trách nhiệm mang lại một mô hình thời trang mới nhằm tôn vinh sự khác biệt, chứ không phải là khai thác và loại bỏ nó. Kerby Jean-Raymond cũng vậy, anh đã thể hiện sự chính trực và chuyên nghiệp khi phải đối diện với nghịch cảnh - ngay cả khi mang gánh nặng gấp đôi và nặng nề của xã hội với người da màu.
Tổng hợp: i-D UK.
Comments