![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_50ceefde637b41a784d956a5dbe848c9~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_617,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_50ceefde637b41a784d956a5dbe848c9~mv2.jpg)
Những cô gái Hồng Kông bị công chúng gắn cho cái tên “Kong Girls”.
Một Kong Girl, hay Gong Nui theo tiếng Quảng Đông, được dùng để miêu tả phụ nữ Hồng Kông trẻ với lối sống vật chất, thờ ơ với chính trị xã hội, luôn drama hóa mọi thứ để được chú ý và tính tình nóng nảy. "Hội chứng công chúa" từng được sử dụng để mô tả kiểu phụ nữ đó, sau khi một viral video vào năm 2013 quay cảnh một cô gái tát và mắng người bạn trai đang quỳ gối ngay chỗ đông người.
“Một Kong Girl điển hình chỉ nghĩ về bữa tối ăn gì, cô ấy dành cả ngày để lướt OpenRice, lên kế hoạch cho chuyến đi Nhật Bản sắp tới… Nó đơn giản là cụm 'basic bitch' phiên bản Hồng Kông vậy.” chia sẻ bởi Karen Cheung, nhà văn 26 tuổi sống tại Hồng Kông đang là thành viên trong cuộc biểu tình đang xảy ra.
“Những chiến binh dũng cảm”
Trong những tháng gần đây, công chúng đã chứng kiến một phiên bản Kong Girl mới xuất hiện tại các cuộc biểu tình. Họ thấy những cô gái sẵn sàng ném lựu đạn hơi cay, dựng rào chắn hạng nặng, đứng ở tuyến đầu và đối mặt với lực lượng cảnh sát đang được trang bị càng nhiều vũ khí có khả năng sát thương cao.
“Chúng ta có thể thấy một khía cạnh khác của những cô gái Hồng Kông. Một số người vẫn thể hiện những hành vi Kong Girl với bạn trai và gia đình họ trước cuộc biểu tình, nhưng khi đứng tại chiến tuyến, những cô gái ấy trở nên mạnh mẽ, dũng cảm và nhanh nhẹn. Đã có những cô gái dám tiến xa đến vùng nguy hiểm hơn nhiều nam giới," một nữ biểu tình 23 tuổi và nhân viên văn phòng với mật danh Poppie chia sẻ.
Nói ngắn gọn, phụ nữ Hồng Kông đã đưa bản thân mình vào phân khúc 'chiến binh dũng cảm' trong bộ phần biểu tình, đánh dấu bước tiến đáng kể vai trò của phụ nữ trong biểu tình so với Umbrella Movement diễn ra năm 2014.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_32b7f307e8074b7ab8276d7c62e0b3ec~mv2.jpg/v1/fill/w_625,h_736,al_c,q_85,enc_auto/8f5c9c_32b7f307e8074b7ab8276d7c62e0b3ec~mv2.jpg)
Cuộc biểu tình 5 năm trước — nhằm đòi lại quyền dân chủ — là bước trưởng thành của những cô gái "được nuông chiều" của Hồng Kông. Họ là những người dành cả tháng chạy ngay dọc khắp nẻo phố Hồng Kông, quản lý khâu Logistics, dọn dẹp bãi chiến trường và phụ trách hoạt động "Study corner". Và một số người đã đối mặt với nạn quấy rối và tấn công tình dục, đơn cử như bị xâm phạm bởi những người đàn ông phát động các cuộc tấn công có tổ chức vào những nơi bị chiếm đóng. Một cô gái tuổi teen đã kiện một sĩ quan cảnh sát vì tội tấn công tình dục (bóp ngực cô) trong một cuộc tranh cãi.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_6039a97166f74629b5b9632c6db71673~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_572,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_6039a97166f74629b5b9632c6db71673~mv2.jpg)
So với những sự cố từng gây sốc dư luận như vậy trong 5 năm trước, chúng vẫn không thể nào sánh được với mức độ bạo lực leo thang trong cuộc biểu tình năm nay - phát động vào tháng 6 để phản đối dự luật dẫn độ hiện đang bị hoãn. Hơn 2.000 quả lựu đạn hơi cay đã được sử dụng, so với con số 87 trong Umbrella Movement. Sự việc cảnh sát bắn hạ 2 thiếu niên biểu tình trong tuần qua là hồi chuông báo động về mức độ sử dụng vũ trang nghiêm trọng nhất cho đến nay. Báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty cho biết, cảnh sát đã tiến hành "các vụ lạm dụng với những người biểu tình ở những vị trí khuất tầm mắt", bao gồm đánh đập nặng nề các biểu tình viên bị giam giữ. Về phía cảnh sát, họ phản hồi rằng bản báo cáo này không đưa ra bối cảnh chính xác, và cho rằng đó là hành động tự bảo vệ trước hành vi đe dọa tính mạng từ người biểu tình.
Trong những thương tích nghiêm trọng nhất, rất nhiều trường hợp người bị nạn là phụ nữ. Sự việc một nữ tình nguyện viên hỗ trợ dịch vụ sơ cứu bị bắn vào mắt bởi một loại súng từ đồn cảnh sát trong cuộc biểu tình tháng 8 đã truyền cảm hứng cho bộ phận biểu tình dùng miếng che một bên mắt và thể hiện sự phản đối bạo lực quá thái từ các nhà thi hành luật pháp. Trong một sự kiến khác trong tháng đó, một người phụ nữ trẻ tuổi bị lộ vùng kín khi bị cảnh sát bắt giữ và áp giải.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_1900684c7cf143eca59d9e08b1b119a8~mv2.jpg/v1/fill/w_900,h_588,al_c,q_85,enc_auto/8f5c9c_1900684c7cf143eca59d9e08b1b119a8~mv2.jpg)
Phong trào #ProtestToo
Hàng loạt cáo buộc về sự tàn bạo của cảnh sát đề cập đến nhiều vụ tấn công tình dục nhắm vào phụ nữ, trong đó có một người biểu tình bị bắt đã buộc tội một sĩ quan đã bắt cô khỏa thân và tiến hành rà soát. Đáp lại sự thô bạo của cảnh sát, người dân Hồng Kô đã đổ xuống đường với cuộc biểu tình #MeToo tại quảng trường trung tâm vào tháng 8. Với hàng chục ngàn người mặc áo khoác đen xuất hiện, sự kiện đánh dấu những bước đầu của phong trào chống quấy rối tình dục toàn cầu tại thành phố này. Họ lắng nghe những người phụ nữ che mặt lên sân khấu, chia sẻ câu chuyện của họ đối mặt với cảnh sát, cùng dòng chữ #ProtestToo viết trên tay để ủng hộ những người biểu tình.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_fbad57b6a64543229201611c8db56040~mv2.jpg/v1/fill/w_900,h_600,al_c,q_85,enc_auto/8f5c9c_fbad57b6a64543229201611c8db56040~mv2.jpg)
Lực lượng cảnh sát biện luận bằng việc cho rằng lục soát toàn thân là bắt buộc cần thiết, và họ sẽ theo dõi các cáo buộc khác về việc ngược đãi nghiêm trọng.
Bây giờ, những phụ nữ Hồng Kông đã nhận được sự tôn trọng xứng đáng. Theo Cheung, các phương tiện truyền thông đang bắt đầu "xoay chuyển thuật ngữ ‘Kong Girl' theo cách tích cực" từ hiện thực các cuộc biểu tình. "Chúng tôi sẽ đính chỉnh lại cái tên này. Tại sao chúng tôi lại phải quan tâm những gì người đời chỉ trích? Những định kiến đó chẳng liên quan gì đền lòng trung thành của chúng tôi với Hồng Kông."
Mối đe dọa xâm phạm thông tin và hãm hiếp
Ngoài việc đối mặt việc bị tấn công bởi cảnh sát hoặc thường dân mỗi khi xuống đường, những người biểu tình tại Hồng Kông cũng đang phải đối mặt nạn đánh cắp thông tin (doxxing) và những lời dọa dẫm họ sẽ bị hãm hiếp - cùng lúc chính phủ liên tục đưa ra những ngụ ý lỗi thời để khắc họa hình ảnh phụ nữ.
Carrie Lam đã nhiều lần viện tự miêu tả mình là một người mẹ giàu tình thương đang cố gắng kiếm lòng trước sự nổi loạn của người trẻ trong thành phố, và những đứa con hư hỏng của cô chính là những biểu tình viên - là một so sánh bị những người tham gia phong trào đả kích dữ dội. Fanny Law, thành viên của nội các của Lam, đã đi đến mức tuyên bố rằng những cô gái trẻ đang mời gọi quan hệ tình dục với những người biểu tình nam, theo những thông tin cô nghe được từ người bạn cũ. Những lời chỉ trích của cô lan tỏa rộng rãi như sự lặp lại của lời xỉ vả từ phía ủng hộ Bắc Kinh, cho rằng cả người biểu tình và các nhà báo đang là những phụ nữ giải khuây ("comfort women") cho các ông chủ ngoại quốc.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_8c50f202faa943fb8917af7758c83aa6~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_653,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_8c50f202faa943fb8917af7758c83aa6~mv2.jpg)
Những lời bình luận đó đánh mạnh vào cái nhìn của thế hệ lớn tuổi ở Hồng Kông về phụ nữ trẻ nói riêng và thế hệ trẻ nói chung - họ không thể tin được khi những công dân được xem là thờ ơ với chính trị lại sẵn sàng đấu tranh vì niềm tin bằng chính cuộc sống của mình. Mọi người "ngạc nhiên" về các Kong Girl như cách họ ngạc nhiên khi "mọi người đều đổ xuống đường để biểu tình", Cheung chia sẻ.
Jane Chan, một giảng viên tại Đại học Bách khoa Hồng Kông đã nghiên cứu về hiện tượng Kong Girl và có những sinh viên của mình tham gia cuộc biểu tình, nói rằng sự nhiệt huyết của phụ nữ trong các cuộc biểu tình xuất phát từ niềm tin rằng các cô gái ấy có quyền được hưởng mọi cơ hội giống như đàn ông, và họ có quyền đứng lên vì niềm tin của họ.
"Họ vẫn trang điểm dưới lớp mặt nạ. Các cô gái ấy còn trẻ và họ muốn mình luôn xinh đẹp. Và những cô gái này đang muốn góp điều gì đó cho Hồng Kông."
Tổng hợp: qz.com, scmp.com & hongkongfp.com
Comments