2019 sẽ kết thúc trong 2 tháng nữa, Y2K nostalgia đã xuất hiện. Để tạm biệt kỷ nguyên 2010s, hãy cùng nhìn lại một thế hệ đã và đang hồi sinh quá khứ và biến chúng thành chất riêng trong thời đại này.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_b62928e33b644e538005dd475b330a1d~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_551,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_b62928e33b644e538005dd475b330a1d~mv2.jpg)
Kỷ nguyên reboots
Bước chân vào Urban Outfitters và bạn sẽ tưởng mình vừa bước vào cánh cổng thời gian trở về những thập niên cũ. Crop top với hoa văn rồng phượng; áo khoác phao; quần dài ống rộng; vải camo; dây xích; choker... và đó mới chỉ là thời trang thôi. Giữa những món đồ trong nhà, bạn sẽ thấy máy ảnh chụp lấy liền, máy nghe nhạc vinyl, radio cũ kĩ và cả băng cassette. Những năm 2010s luôn xuất hiện cái gì đó rất quen thuộc trong mọi ngóc ngách của văn hóa đại chúng. Người trẻ lớn lên trong những năm 2010 đã góp nhặt các xu hướng từng là hit trước đó nhiều thập kỷ, bao gồm nhiều phong cách rất niche như grunge, và biến chúng thành của style riêng của họ. Vậy là 2010s thật sự không sản sinh ra được ý tưởng độc đáo nào hết sao?
Rất nhiều bài báo nói về văn hóa hoài niệm những năm 2010, millennials còn được đổi tên thành 'thế hệ hoài cổ', và Vogue đã gọi 'nostalgia' là trend nổi bật nhất năm 2018. Văn hóa luôn có xu hướng quay vòng. Và người ta khó xác định đâu là điểm riêng của những năm 2010 - ngay cả những e-boy và e-girl ngầu nhất trên TikTok cũng có mái tóc đủ màu, bồng bềnh và choker hệt như thế hệ trước.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_84b9d9040a474ad5a88b59aa87954ba8~mv2.jpg/v1/fill/w_696,h_383,al_c,q_80,enc_auto/8f5c9c_84b9d9040a474ad5a88b59aa87954ba8~mv2.jpg)
Không chỉ riêng thời trang, thập kỷ vừa qua được xem là kỷ nguyên của văn hóa reboot, với hàng loạt chất liệu văn hóa được spinoff và quay lại màn ảnh. Gần như toàn bộ top những bộ phim có doanh thu cao nhất trong thập kỷ này đều là bản reboot hoặc một phần của franchise. Người mê phim sẽ cảm thấy bị rối loạn déjà vu nghiêm trọng khi xem những trailer phim trong 10 năm trở lại. Nhiều bộ phim lấy cảm hứng từ các điển tích cũ, và chuỗi hit liên hoàn của MCU được châm ngòi sau thành công của Iron Man (2008). Xác định được cách moi tiền khán giá, các hãng phim liên tục đánh vào những tác phẩm quen thuộc. Tức là chuyển thể, reboot, franchise sẽ lên ngôi. Tuy nhiên, với một số trường hợp phim gốc ngoại lệ, như Get Out và series Fleabag gây tiếng vang cao, cho thấy đại đa số khán giả vẫn trông chờ vào những tác phẩm gốc.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_e694945fb4bd4b91ace10540a28ac1b7~mv2.jpg/v1/fill/w_493,h_500,al_c,q_80,enc_auto/8f5c9c_e694945fb4bd4b91ace10540a28ac1b7~mv2.jpg)
Khoảng cách giữa lần đầu tiên cái gì đó xuất hiện và sự trở lại của nó dường như cũng bị thu hẹp. Ví dụ cụ thể nhất là văn hóa thay thế (alternative culture). Gen Z tiếp thu Emo và Scene chỉ chưa đầy 10 năm sau khi millennial vượt qua nó. Bọn trẻ chăm chút đôi mắt mèo và đeo thêm choker để nhìn chất hơn. Làn sóng nhạc emo mới trông giống như phiên bản 'Uncanny Valley' của các nghệ sĩ xuất hiện trên Myspace hơn 1 thập kỷ trước. Những người sáng tạo hơn, như Lil Peep hoặc Lil Uzi Vert, đã góp nhặt vài khía cạnh của thể loại cũ và kết hợp nó với rap và pop để tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới: một thứ âm thanh gây tranh cãi, làm những người đàn ông lớn tuổi cho rằng nó không phải là 'emo chân chính' mặc dù mình cũng từng thuộc từng lời trong Taking Back Sunday bản gốc. Nhưng cách các nghệ sĩ hiện đại tái sử dụng chất liệu cũ không phải là biểu hiện của thiếu sáng tạo; ngược lại, họ đang tận dụng internet để tạo ra thứ hoàn toàn mới và chia sẻ nó miễn phí.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_df57d26df8ca4539bab8c4bbc6ba235a~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_700,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_df57d26df8ca4539bab8c4bbc6ba235a~mv2.jpg)
Có thể đổ lỗi cho hoài niệm, nhưng nó không phải là toàn bộ câu chuyện. Nhiều millennial cảm thấy tội lỗi khi hồi tưởng lại quá khứ. Social media liên tục kích thích nỗi nhớ bằng các post #throwback, buộc chúng ta phải nhớ rằng 'Friends' đã hơn 15 năm tuổi. Chúng ta có quá ít thời gian để suy nghĩ; không còn gì mới để khám phá, người trẻ chỉ có thể tiếp tục tận hưởng những điều mà họ vốn luôn yêu thích. Và nhờ kỹ thuật số, mọi thời đại, mọi giây phút trong lịch sử đều hiện ra với 1 cú click chuột, bọn trẻ không bỏ lại điều gì phía sau cả.
Nhưng, tại sao thanh thiếu niên lại tiếp nhận văn hóa cũ?
Câu trả lời có thể nằm ở mối quan hệ của người trẻ với internet. Chúng ta có quyền truy cập đến mọi ngóc ngách của văn hóa, có thể khám phá mọi thời đại mà mình chưa hề sinh ra. Gen Z có thể chọn và nghe nhạc, phim và xu hướng thời trang từ bất kỳ thập kỷ nào mà không bị giới hạn.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_52071d194009429eb9b17f659b1f191d~mv2.jpg/v1/fill/w_500,h_372,al_c,q_80,enc_auto/8f5c9c_52071d194009429eb9b17f659b1f191d~mv2.jpg)
Quá khứ có thể dễ dàng tiếp cận, nhưng nó cũng xa vời vì những khác biệt về văn hóa và chính trị. Các nguồn tin tức vô tận và chu kỳ tin tức liên tục nhắc nhở về Brexit, biến đổi khí hậu, thảm sát,... bắt chúng ta phải tiêu thụ nhiều tin hơn trong 1 ngày so với khối lượng tin trong một tuần như trước. Thời đại ngày càng hỗn loạn, và không có gì lạ khi thanh thiếu niên muốn bám vào những gì đơn giản hơn trước khi chúng được sinh ra. Nỗi quyến luyến quá khứ đang thể hiện nỗi sợ hãi về tương lai không tồn tại của chúng.
Nỗi lo về một tương lai vô định
Trước hiện tại ảo não và tương lai vô định, dễ hiểu thôi khi thanh thiếu niên chỉ muốn cuộn tròn trong quá khứ. Khi phải liên tục nghe những tin tức chết chóc và những ảnh hưởng tâm lý mà điện thoại gây ra, tại sao chúng ta không đơn giản hóa cuộc sống nhỉ? Một cậu bé dùng máy ảnh lấy liền có thể khiến bạn nghĩ cậu đang tỏ vẻ cổ điển giả tạo, nhưng nhìn sâu hơn một chút, bạn có thể thấy nỗi sợ của họ.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_1c1ce937290842cd8df19a88b806e358~mv2.jpg/v1/fill/w_864,h_576,al_c,q_85,enc_auto/8f5c9c_1c1ce937290842cd8df19a88b806e358~mv2.jpg)
Internet là con dao 2 lưỡi - nó cho chúng ta sáng tạo và chia sẻ văn hóa mới, và nó khiến chúng ta kẹt trong quá khứ. MXH có thể khuếch đại tiếng nói của nhóm thiểu số và những người bị phân biệt đối xử, những người hiếm khi được trao cơ hội mở lòng trên các phương tiện truyền thông chính thống. Nhiều sản phẩm văn hóa mới trong những năm 2010 được sinh ra trực tiếp từ văn hóa kỹ thuật số - như Broad City, Insecure.
Có lẽ chúng ta chỉ quá cố gắng sửa chữa những sai lầm của quá khứ để tập trung vào nghệ thuật mới. Cuộc khủng hoảng khí hậu đã thấm vào đầu người trẻ nửa cuối thập kỷ về Thuyết định mệnh (fatalism). Thật khó để sáng tạo khi ngày nào cũng nghe rằng thế giới sẽ kết thúc trong xxx năm nữa. Người trẻ tham gia chính trị nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng rồi tiếp theo là gì? Nỗi ám ảnh với Internet đang đạt đến đỉnh điểm. Nhiều người kiểm tra thời gian cầm điền thoại và quyết định detox mạng xã hội. Nếu chúng ta kiểm soát được sự phụ thuộc đó, văn hóa sẽ thay đổi lớn. Cuộc khủng hoảng khí hậu cũng tác động nhiều đến văn hóa. Với áp lực lớn đặt lên ngành công nghiệp thời trang, những gì chúng ta mặc có thể sẽ khác so với trong thập kỷ này.
![](https://static.wixstatic.com/media/8f5c9c_2063f2944db44685aaacce308a1099a0~mv2_d_1280_1280_s_2.jpg/v1/fill/w_980,h_980,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/8f5c9c_2063f2944db44685aaacce308a1099a0~mv2_d_1280_1280_s_2.jpg)
Tora, 22 tuổi, làm việc cho trang web của hãng streetwear Hypebae chia sẻ rằng cô thích mặc quần áo vintage như những bộ đồ mà mẹ cô từng mặc, và Tora tin rằng social media là phương tiện thúc đẩy phong trào tái chế các xu hướng cũ mạnh mẽ nhất. "Xu hướng thời trang lan truyền rất nhanh và dễ dàng tiêu thụ từ các ứng dụng như Instagram," Tora nói. "Ví dụ, nếu bạn thấy influencer yêu thích của mình đeo túi Dior cổ điển từ những năm 90, bạn sẽ xem xét để có được chiếc túi đó." Cô cũng tin rằng nó vừa hạn chế số tiền tiêu vào thời trang và tăng tính bền vững. "Gen Z đã chuyển sang các cửa hàng thrift, vintage và secondhand. Tính bền vững là lý do chính khiến nhiều bạn bè tôi mặc đồ cổ điển, vì họ và cả gen Z đang nhận ra thời trang có tác động đến môi trường như thế nào."
Eleanor, một blogger thời trang có trách nhiệm, 18 tuổi, cũng đồng ý. "Gen Z đang tiếp cận thời trang theo lý tưởng của các nhóm như Extinction Rebellion. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nỗi lo gia tăng về sinh thái, không có gì đáng ngạc nhiên khi họ quan tâm đến thời trang bền vững vì những tác động tích cực của nó. Họ tạo ra nhiều chu kỳ bền vững cho quần áo hơn, tức là sẽ có nhiều khả năng xu hướng sắp tới sẽ lại là quần áo cũ, thay vì những món đồ từ thương hiệu đường phố cao cấp đó."
Đúng vậy, bọn trẻ chúng ta luôn cảm thấy tội lỗi khi liên tục nhớ về cuộc sống văn hóa xưa cũ, nhưng 'cái chết của độc đáo' chỉ là myth. Audre Lorde, người đã qua đời từ rất lâu đã từng nói: "Không có ý tưởng mới. Chỉ có những cách mới để người ta cảm thấy khác." Tất cả những gì chúng ta có thể làm là tiếp tục sử dụng những công cụ hiện hữu để tạo ra những gì chúng ta có thể, và cố gắng cứu thế giới thôi.
Và, lâu lâu cũng log off xíu đi, không chết đâu.
Theo i-D
Comentarios