Trong thời buổi loạn lạc, con người chợt suy nghĩ cho đám đông, thay vì bản thân mình.
Đại dịch này đang ảnh hưởng gì đến đời sống tâm lý của con người? Các cuộc khảo sát cho thấy kết quả không khả quan. Với một số người, khoảng cách vật lý đồng nghĩa với sự cô lập xã hội vốn từ lâu đã là chất xúc tác cho trầm cảm. Những thảm họa trước đây đều được theo sau bởi các làn sóng trầm cảm từ suy thoái tài chính. Tình hình như vậy cũng khiến chúng ta rơi vào trạng thái sợ hãi và lo lắng về tài chính, về sự cô đơn, về chính cuộc sống của chính chúng ta và những người thân yêu.
Nỗi sợ hãi kì lạ này cũng khơi lên một số bất hợp lý mà con người đấu tranh hằng ngày. Chúng ta gặp khó khăn khi nghĩ về con số - cường độ, xác suất và số like. Khi sợ hãi, con người có xu hướng tin vào tuyệt đối. Cảm giác bất lực khiến chúng ta dễ tin vào thuyết âm mưu. Theo phản xạ , chúng ta tin rằng những tác động lớn phải xuất phát từ nguyên nhân nào đó tương tự. Ở đâu đó, nguồn gốc của coronavirus cũng chung số phận với AIDS và SARS, được thêu dệt như một thứ vũ khí có chủ đích trong các thuyết âm mưu.
Chúng ta đang chứng kiến lý thuyết về "khả năng phục hồi của tập thể", một sự đoàn kết không chính thức trong hành động giữa mọi người.
Một cách nào đó, những phân nhánh tâm lý này khiến con người cư xử theo hướng tiêu cực. Các nhà tâm lý học có một thuật ngữ "Hệ thống miễn dịch theo hành vi" - “behavioral immune system” khiến con người hành xử theo cách khiến ta hạn chế mắc bệnh truyền nhiễm nhất. Những cái chúng ta nhìn nhận là nguy cơ truyền bệnh làm chúng ta cảnh giác hơn. Tác dụng phụ của nó làm tăng định kiến về người nước ngoài, những người có vết loét hoặc dị tật có thể nhìn thấy, và những người mà chúng ta đơn giản cho là xấu xí. Về mặt chính trị, nó có thể dẫn đến sự bài ngoại và mất lòng tin đối với nhóm thiểu số. Những cuộc tấn công liên quan đến coronavirus, có thể được khuyến khích bởi thuật ngữ gây hiểu lầm về "Chinese virus" đã làm cuộc sống một số người Châu Á khốn khổ.
Tuy nhiên, bên cạnh những tai hại nó gây ra, đại dịch cũng khích lệ những hành động tốt đẹp và tình đoàn kết. Trong thời kỳ hỗn loạn, mọi người đến với nhau và giúp đỡ lẫn nhau.
A RANDOM ACT OF KINDNESS. Credit: Jim Davies.
Khi World Trade Center sụp đổ, không chỉ có cảnh sát, bác sĩ và lính cứu hỏa xuất hiện mà những công dân bình thường cũng giúp đỡ người khác. Một nhà giao dịch cổ phiếu tên là Sandler O hèNeill đã giúp giải cứu hàng tá người và sau đó quay lại để cứu thêm những người khác. Một hướng dẫn viên du lịch tại Lầu năm góc đã giúp các nạn nhân bên ngoài, và sau đó quay trở lại tòa nhà đang cháy để tìm thêm các nạn nhân. Những hành động này xuất hiện trong mọi thảm họa.
Trong đại dịch, chúng ta thấy những điều tương tự. Một số hành vi tuy nhỏ nhặt nhưng đầy chu đáo, chẳng hạn như những lời động viên trên các khung cửa sổ. Những người khác đã tạo ra các trò chơi với những chiếc cầu vồng để trẻ em nhìn thấy. Một số chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và nhân viên tuyến đầu khác diễn ra hàng đêm. Những người khác ủng hộ nhiều hơn. Tại Vương quốc Anh, hơn nửa triệu người đã đăng ký làm Tình nguyện viên Y tế Quốc gia, hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
John Drury, Giáo sư tâm lý học xã hội tại Đại học Sussex, Anh, đã nghiên cứu hành vi của người dân trong thảm họa và thấy những hành động tử tế ngay tại khu phố ông sống. Ông và hàng xóm đã tạo group WhatsApp để giúp nhau mua sắm. "Tôi thấy đó là hành động chung diễn ra trên toàn thế giới", Drury nói. "Người dân đang xem mình là một phần của xã hội trước tình hình chung. Khi bạn biết chúng ta đều có chịu chung số phận, điều này sẽ khiến chúng ta quan tâm và lo lắng đến người khác hơn."
Chúng ta vốn là những sinh vật xã hội cần dựa vào nhau để tồn tại và cảm thấy hạnh phúc.
Drury là người tiên phong trong lý thuyết "Phục hồi tập thể", được mô tả là sự đoàn kết không chính thức giữa những người trong cộng đồng. Nghiên cứu của Drury về vụ đánh bom London năm 2005 cho thấy hành vi giúp đỡ lẫn nhau phổ biến hơn những hành vi ích kỷ. Phát hiện cơ bản này được tìm thấy trong những thảm họa khác, như sự cố của sân vận động bóng đá Ghana hay trận động đất và sóng thần năm 2010 ở Chile.
Có thể nhận ra rằng trong tình huống nguy hiểm, con người phát triển một bản sắc xã hội mới. Ranh giới giữa người với người, dường như luôn hiện diện khi mọi chuyện diễn ra bình thường, biến mất khi chúng ta bị bó buộc vào một mối đe dọa bên ngoài. Mọi người đi từ "cái tôi" sang "chúng ta". Đáp viên trong các nghiên cứu về thảm họa thường mang cảm giác gắn kết hơn dù không được yêu cầu. Họ càng cảm thấy đoàn kết, họ càng tận tình giúp đỡ.
Những quan niệm phổ biến về hành vi con người trong cuộc khủng hoảng thường liên quan đến bất lực, ích kỷ và hoảng loạn. Vậy mà trong thực tế, chuyện này hiếm khi xảy ra. "Một trong những lý do khiến mọi người chết trong trường hợp khẩn cấp không phải vì phản ứng thái quá, mà là không phản ứng." Người dân chết vì hỏa hoạn chủ yếu vì họ quá chậm. Họ đánh giá thấp rủi ro." Những lầm tưởng về hoảng loạn có thể dẫn đến các chính sách khẩn cấp gây hại nhiều hơn là tốt. Tại thời điểm cơn bão Katrina, thống đốc bang Louisiana - bà Kathleen Blanco đã cảnh báo kẻ cướp bóc rằng quân đội Vệ binh Quốc gia "biết cách bắn và giết, họ sẵn sàng làm vậy nếu cần thiết, và tôi hy vọng họ sẽ làm điều đó." Vài ngày sau, sĩ quan cảnh sát New Orleans đã bắn chết 6 thường dân, làm 4 người bị thương và 2 người chết.
Mọi người trở lại ích kỷ khi danh tính nhóm bắt đầu bị ảnh hưởng. Drury mô tả cách mọi người hành động khi tàu du lịch Costa Concordia bị chìm ngoài khơi Ý năm 2012. "Mọi người hợp tác cho đến khi mọi người lên thuyền cứu sinh và có sự tranh giành. Bản ngã ích kỷ không phải là trạng thái mặc định vì đa phần con người luôn hợp tác với nhau. Nó xuất hiện khi trong một số điều kiện nhất định. Có lẽ khi biết rằng mỗi người sẽ gặp 1 kết cục khác nhau, họ sẽ nghĩ câu chuyện đang được định vị là cá nhân này với cá nhân khác. Sau một thời gian, họ cạn kiệt năng lượng cả thể xác và tinh thần, và không bấu víu được vào bất cứ sự trợ giúp nào, con người bắt đầu suy giảm ý chí. Họ không có đủ nguồn lực để giúp đỡ lẫn nhau.”
Nhận thức về hành vi nhóm có thể định hình những chính sách công. Các nhà hoạch định chính sách, thay vì xem "nhóm" là vấn đề cần khắc phục và vô tình thúc đẩy sự bạo loạn theo đám đông, cần xem xét cách mọi người trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau. Con người vẫn luôn là sinh vật xã hội sống dựa vào nhau để sống còn và được hạnh phúc. Và số đông có thể cùng đạt được những điều mà cá nhân không thể. Con người có thể dựa vào nhau và phát triển một cách tự nhiên, và trân trọng những người anh hùng đã hàng ngày giúp cho đại dịch bớt tồi tệ hơn, dù phải trả giá đắt.
Tổng hợp: Jim Davies, Franzi
Comments